Chào mừng Khách ( Đăng nhập | Đăng kí )

IPB
 
Reply to this topicStart new topic
> Letter from the US !!!, For your infor. and comments !!!
nobita
post May 19 2005, 11:11 AM
Bài viết #1

Đại tướng
******

Nhóm: Chỉ huy
Bài Viết: 615
Gia Nhập: 14-March 05
Đến Từ: Quảng Trị & Brisbane, QLD
Thành Viên Thứ: 39



Mình xúc động thật sự khi đọc bức thư do báo Thanh niên đăng. Bộc bạch của một người có chính kiến và hết sức chân thành, mộc mạc...Tiện thể copy ra đây để các bạn đọc tham khảo....


Em Đoàn T. M., Việt kiều Mỹ, sinh sống tại California, đã gửi cho Báo Thanh Niên một bức thư bày tỏ cảm nghĩ của mình khi đọc được nhiều bài viết, bài phỏng vấn đăng trên báo chí quê nhà nhân dịp kỷ niệm 30 năm ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước 30/4/1975.


Tư tưởng “đoàn kết, đại đoàn kết” của Chủ tịch Hồ Chí Minh, truyền thống hòa hiếu, khoan dung tốt đẹp của dân tộc, lòng ham muốn khép lại quá khứ, cùng nhau nhìn về một tương lai chung của đất nước, được thể hiện qua các bài viết trên báo chí nước nhà đã làm cho biết bao người con xa xứ, đặc biệt là thế hệ trẻ như em Minh, xúc động một cách chân thành. Dưới đây chúng tôi xin trích đăng bức thư này.

Em thật sự xúc động. Chúng ta đã nói được những điều để hàn gắn lại vết thương quá khứ của một dân tộc mà có lúc những lời nói đó bị xem như cấm kỵ.

Quê hương mình không được may mắn vì phải trải qua một cuộc chiến tàn khốc. Nỗi đau ấy, tưởng như được chấm dứt sau khi cuộc chiến tranh kết thúc năm 1975. Nhưng không ngờ, vết thương vẫn còn chảy máu cho đến hôm nay. Có lúc, em đã tự hỏi mình tại sao cùng một dân tộc, cùng một lịch sử nhưng vẫn còn sự chia rẽ giữa người Việt với người Việt.

Em là một đứa bé sinh ra ở miền Nam. Khi chiến tranh kết thúc, em chỉ là một em bé nhỏ 7 tuổi. Như bao em bé khác, em cũng có một ước mơ bình dị là được vui chơi và học hành với bạn bè. Cha em, một người hiền từ và sống vì mọi người nhiều hơn sống cho bản thân mình. Giống như những gia đình miền Nam khác, ông phải làm việc và phục vụ trong chế độ Sài Gòn. Sau chiến tranh, cha em bị đưa đi cải tạo. Mẹ em, một công nhân viên chức trong một bệnh viện tiếp tục công việc giúp đỡ bệnh nhân của mình. Cuộc sống của gia đình em cũng giống như những gia đình miền Nam sau chiến tranh, rất khó khăn và thiếu thốn. Nhưng dù vậy, mẹ em lúc nào cũng giáo dục con cái theo cách sống nhân hậu, không hận thù và đầy lòng vị tha. Và em cũng lớn lên trong tình thương và hạnh phúc nhỏ nhoi ấy. Em rất say mê học và làm đúng theo những gì thầy cô chỉ dạy. Em vẫn còn nhớ, mỗi năm, khi em được thầy cô và bạn bè chọn là Cháu ngoan Bác Hồ, về nhà, khoe mẹ tấm bằng là hôm đó được mẹ dẫn đi ăn cơm tiệm một bữa no nê. Đó là niềm hạnh phúc khó tả của một thời thơ ấu mà đến bây giờ em vẫn còn gìn giữ.

Rồi em lớn lên. Chăm chỉ học tập và vẫn ấp ủ nhiều mơ ước cho bản thân, cho đất nước. Em có một ước mơ là trở thành một bác sĩ để làm việc và phục vụ cho mọi người. Nhưng niềm mơ ước ấy đã ra đi cùng với nỗi đau mà đến bây giờ em vẫn không quên. Ngày ấy, khi muốn thi vào đại học thì học sinh phải nộp đơn và được sự chứng nhận của công an phường nơi cư trú. Khi em đi công chứng thì bị ghi vào lý lịch một hàng chữ “con ngụy”. Một từ thật xót xa và tủi nhục đã in trên bản lý lịch giống như một dấu ấn nặng trĩu mang trên người. Cầm tấm đơn đi nộp mà nước mắt cứ rơi. Em không hiểu mình có tội tình gì sao lại bị kỳ thị trên quê hương mà em đang sống, nơi mà em rất thương yêu và nguyện phục vụ cho nó. Chiến tranh đã qua rồi, mọi người Việt Nam mong muốn cùng đóng góp cho một quê hương thanh bình và giàu đẹp nhưng sao những người trẻ tuổi như em lại phải chịu đựng một cái nhìn như kẻ tội lỗi. Sau giờ phút đó, em đã có tâm trạng của một con người bị đặt ngoài xã hội. Cảm thấy trong lòng tự ti và xấu hổ. Rồi ý định ra đi để tìm một quê hương thứ hai cho mình đã nảy sinh.

Giờ đây, em là một kỹ sư. Đóng góp cho nước Mỹ thì nhiều, nhưng với quê hương nơi mình sinh ra thì không có. Em và những người bạn Việt vẫn quan tâm đến đồng bào, đến quê hương. Tụi em vẫn thường đọc báo từ quê nhà và rung động với cuộc sống khó khăn mà người dân mình trải qua. Cũng giống như đa số người Việt ở Mỹ, tụi em rất vui mừng khi thấy đất nước phát triển, người dân được cơm no áo ấm. Như báo chí đã nói, trong năm nay khoảng 300 ngàn người Việt từ Mỹ về thăm quê hương. Đó là một điều đáng mừng. Tuy nhiên, chúng ta cũng nhận thấy rằng người về thì nhiều mà giúp đỡ quê hương thì quá ít. Bởi vì cảm giác “Một người dưng trên chính quê hương mình” vẫn còn trong họ. Họ về vui vẻ với gia đình, với làng quê, nhưng rất yên lặng trong ý kiến và trong đóng góp để xây dựng đất nước. Em mong các anh và các chú hãy tiếp tục mở vòng tay lớn để một ngày nào đó, mỗi người Việt dù bất cứ nơi đâu, thuộc thành phần nào cũng là một người Việt Nam bình đẳng và tự hào trong vòng tay lớn của người mẹ Việt Nam.



New ! New ! New ! New ! New ! New ! New ! New ! New ! New ! New ! New ! New ! New ! New ! New ! New ! New ! New ! New ! New ! New ! New ! New ! New ! New ! New ! New ! New ! New ! New ! New ! New ! New ! New ! New ! New ! New ! New ! New ! New ! New ! New ! New ! New ! New ! New ! New ! New ! New ! New ! New ! New ! New ! New ! New ! New ! New ! New ! New ! New ! New ! New ! New ! New ! New ! New ! New ! New ! New ! New ! New !
Go to the top of the page
 
+Quote Post
Băngtan
post May 19 2005, 02:16 PM
Bài viết #2

Thượng tá
*****

Nhóm: Thường dân
Bài Viết: 315
Gia Nhập: 4-May 05
Thành Viên Thứ: 95



Mình thật xúc động khi đọc bài này. Và mình rất hận cái gọi là " ra phường chứng lý lịch" vì mình là một trong những người giống như tác giả. Nhưng có điều mình vẫn được vào ĐH. Nhưng khi xin viêc làm ở mọt cơ quan nhà nước thì Hồ Sơ của mình bị loại ra đầu tiên vì " cha làm viêc cho ngụy".

Tại sao vẫn còn cách suy nghĩ bảo thủ như vậy. Đời của cha va đời của con là đời hoàn toàn khác nhau. Cha sông trong thời chiến, còn con sống trong thời bình, tại sao không cho thế hệ sau một cơ hội chứ....hận lắm.

Mà thôi biết làm sao, cảm giác hận chỉ ùa về khi đọc bài biết này.



Thân em vừa trắng lại vừa tròn
Ba chìm bảy nổi với nước non
Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn
Mà em vẫn giữ tấm lòng son
Go to the top of the page
 
+Quote Post
Mecgie
post May 20 2005, 08:21 PM
Bài viết #3

Thượng tướng
******

Nhóm: Thường dân
Bài Viết: 534
Gia Nhập: 14-April 05
Thành Viên Thứ: 75



Gap thoi the the thoi phai the - Hoan canh cua minh cung doi khi tuong tu khi xet ly lich nhung nhe hon vi do la ong noi chu khong phai ba minh - Tuy nhien minh nghi cung khong the trach ai duoc vi moi cai deu tuong doi va do boi canh lich su ma ra - cai chinh la tam long yeu que huong dat nuoc cua moi nguoi - Chi cau minh co 1 tam long -



**************
No pains no gain
**************
Go to the top of the page
 
+Quote Post
ngulong01
post Oct 26 2005, 11:43 PM
Bài viết #4

Thượng úy
****

Nhóm: Thường dân
Bài Viết: 167
Gia Nhập: 4-May 05
Thành Viên Thứ: 92



oh well,
các bạn cũng biet mà. Ngừoi viet cung ta có it nhieu tinh "bao thu" trong nguoi va doi luc thi so nguoi khac hon minh va co the co nhieu benefit hon minh. Neu co tim cach khong cho nguoi ta có co hoi trong cuc song. I think that is one of a reason that many people do not want to work trong cong ty nha nuoc and chung ta hay goi la "chay mau chat xam". Nguoi ta chi trach moc nhung nguoi ra di la vi nhieu ly do such as khong yeu nuoc, chay theo tieng goi cua money .ect, but they do not look back deeply themself to think why those people have to go and work for foreiger install of working for cong ty Nha nuoc.



================================
Like a sad movies on the screen
Our story has no happy ending
Now my world is cold like falling snow
A cold lonely wind that blows
We kissed goodbye on the lonely street
And then you walked away from me
Now my heart it waits to accept sorrow.

=============
Go to the top of the page
 
+Quote Post

Reply to this topicStart new topic
> 1 Người đang đọc chủ đề này (1 Khách và 0 Người Ẩn Danh)
0 Thành Viên:

 

.::Phiên bản rút gọn::. Thời gian bây giờ là: 5th May 2024 - 10:21 AMSpring Style