Chào mừng Khách ( Đăng nhập | Đăng kí )

IPB
 
Reply to this topicStart new topic
> CHIẾN THẮNG SỰ NHÀM CHÁN
phamhonglam
post Nov 18 2007, 05:30 PM
Bài viết #1

Đại tá
*****

Nhóm: Chỉ huy
Bài Viết: 320
Gia Nhập: 12-March 05
Đến Từ: Đà Nẵng
Thành Viên Thứ: 20



(Dân trí) - Bạn cảm thấy chán ghét công việc hiện tại. Những việc lặp đi lặp lại hàng ngày làm bạn “ngấy tận cổ”. Sự nhàm chán kéo dài khiến bạn mất dần cảm hứng lao động và nhiệt tình cống hiến.
Để chiến thắng sự nhàm chán đang “ăn mòn” con người bạn, hãy làm theo vài mẹo nhỏ sau:

Đặt mục tiêu hàng tuần

Bạn chắc chắn sẽ hứng thú làm việc hơn khi có một mục tiêu gần để vươn tới. Công việc quá buồn tẻ ư? Hãy tự tạo cho mình những niềm vui nho nhỏ như: cuối tuần sẽ đi mua sắm với cô bạn thân nếu tuần này hoàn thành tốt báo cáo. Từ sự tự cố gắng này, bạn sẽ có nhiều cơ hội thăng tiến vì luôn hoàn thành tốt công việc. Đặt mục tiêu trước mắt giúp bạn biết được mình đang ở đâu.

Hãy cố gắng mỗi ngày

Ngày nào cũng cố gắng làm việc hết mình. Đến cuối ngày, bạn tổng kết xem hôm nay mình làm được việc gì tốt, việc gì chưa tốt để hôm sau cố gắng hơn. Làm như thế, bạn sẽ không bao giờ phải ân hận là mình đã chưa cố gắng hết mình. Mỗi sáng thức dậy, hãy nghĩ xem mình có thể làm được gì ngày hôm nay.

Làm việc với tâm trạng vui vẻ

Bạn đang chán ngấy công việc và thường bắt đầu làm một cách cẩu thả, vội vã, mệt mỏi. Hậu quả: bạn càng thấy chán công việc hơn. Trước khi bắt tay vào làm việc, hãy dành chút ít thời gian để thư giãn, cập nhật thông tin (đơn giản như đọc báo chẳng hạn). Hãy bắt đầu làm việc với trạng thái tâm lý tốt nhất, bạn sẽ thấy điều kì diệu.

Tự tạo khoảng nghỉ trong văn phòng

Văn phòng quá ngột ngạt, chuông điện thoại reo liên hồi khiến đầu bạn như muốn nổ tung. Bạn thèm khát được hít thở không khí trong lành ngoài trời. Hãy dung hòa bằng cách đưa thiên nhiên vào chỗ làm việc của bạn.

Chọn hình nền vi tính bằng một bức tranh phong cảnh nhiệt đới, lịch để bàn với hình thù vui nhộn, lọ hoa tươi vẫn còn long lanh sương, cuối cùng là một bữa ăn trưa bên ngoài cùng cô đồng nghiệp thân thiết.

Tận dụng thời gian để nâng cao nghiệp vụ

Ghét công việc hiện tại không có nghĩa là bạn không thể học được cái gì mới. Hãy tận dụng thời gian để biến mình trở thành chuyên gia. Hãy tham gia mọi khóa đào tạo của công ty, nếu được phép. Năng đọc sách báo, học cách lắng nghe người khác,… Hãy biến công việc nhàm chán này thành cơ hội để tự hoàn thiện bản thân.

Xả hơi sau giờ làm

Sau giờ làm, bạn có thể tham gia một hoạt động tập thể nào đó. Chẳng hạn: đi bơi, đến phòng tập, đi mua sắm, uống cà phê cùng bạn bè,… Đó là cách để bạn tự thưởng cho mình sau một ngày làm việc vất vả. Cuộc sống của bạn sẽ nhiều niềm vui hơn.

Luôn giữ quan hệ tốt với đồng nghiệp

Những mối quan hệ tốt với mọi người xung quanh đồng nghĩa với việc bạn đến công ty với một nụ cười và đón nhận được nhiều nụ cười khác. Mỗi sáng đi làm, bạn nhận được nhiều lời thăm hỏi, bạn cảm thấy mọi người đang yêu quý mình, và việc đi làm không còn là gánh nặng.

Stress và văn hóa nơi công sở


Nên hòa nhập với công ty mới để tâm trạng luôn thoải mái và vui vẻ.
Bạn là nhân viên mới, rõ ràng bạn sẽ thấy rất căng thẳng khi phải cố gắng hòa nhập với mọi người và công ty. Nếu không hiểu được văn hóa của công ty mới, rất có thể bạn sẽ bị stress vì cảm thấy mình quá khác biệt với mọi người và bị cô lập.
Văn hóa nơi công sở chính xác là gì? Văn hóa công ty là một loạt những hành vi và qui ước mà con người dựa vào đó để điều khiển các mối quan hệ tương tác của mình với những người khác. Văn hóa này bao gồm cả những quy định chính thức, được ghi thành văn bản của một công ty và cả những quy định bất thành văn mà bạn chỉ học được bằng kinh nghiệm.

Chuyển từ một loại hình văn hóa công ty này sang một loại hình văn hóa khác có thể làm tăng những căng thẳng vốn có trong công việc mới của bạn. Chẳng hạn như nếu bạn đang từ một công ty lớn luôn bắt buộc phải mặc comple và đeo cravat nghiêm chỉnh chuyển sang làm ở một công ty nhỏ năng động hơn, nơi mà mọi người chỉ mặc quần jeans và gọi nhau bằng tên một cách thân mật thì bạn sẽ phải có những điều chỉnh trong việc ăn mặc cho phù hợp với hoàn cảnh mới. Lúc này ăn mặc theo quy định như trong công việc trước kia của bạn có thể khiến cho bạn bị các đồng nghiệp mới gán cho cái một cái tên là kẻ xa lạ và lạnh lùng.

Tương tự như vậy nếu như bạn sắp dời khỏi ghế nhà trường thì bạn cũng sẽ phải tập làm quen với rất nhiều lễ nghi và sự phân cấp bậc khác nhau trong giao tiếp khi mà bạn đang trong một tư cách mới của mình.

Ở vào bất cứ hoàn cảnh công việc mới nào, bạn cũng nên dành cho mình thời gian để phân tích văn hóa ứng xử ở nơi làm việc mới và nếu cần thiết thì cả thời gian để thay đổi những thói quen tương ứng nhằm hạn chế những căng thẳng đến mức tối thiểu. Để đánh giá chính xác văn hóa công ty hay văn hóa nơi công sở bạn nên xem xét những vấn đề sau đây tại nơi bạn làm việc:

Cách giao tiếp

Các thông tin trong công ty bạn có được thông báo một cách chính thức dưới dạng văn bản hay tại các cuộc họp, hội nghị đã được nên lịch không? Hay người ta thích cách truyền miệng hơn? Nếu bạn muốn đưa ra những ý kiến của mình thì bạn có gửi chúng qua thư điện tử, in ra thành các tài liệu cho đồng nghiệp hay bạn chỉ chia sẻ chúng với những ai mà bạn bất chợt gặp ở ngoài hành lang?

Việc giao tiếp có hiệu quả sẽ là nền tảng tốt cho việc giải tỏa stress và có thể mọi người trong công ty bạn sẽ cần phải có những thỏa thuận với nhau để đạt được phương thức giao tiếp phù hợp, có hiệu quả.

Hệ thống cấp bậc chức vụ

Cụm từ “dây chuyền mệnh lệnh” được định nghĩa như thế nào ở công ty bạn? Các đồng nghiệp của bạn tôn trọng cái cơ cấu cấp bậc chức vụ cứng nhắc đến mức nào? Vị trí chính xác của bạn trong hệ thống này là ở đâu?

Công việc tập thể

Các dự án và mọi thông tin ở công ty bạn có được chia sẻ một cách tự do hay người ta cho rằng bạn chỉ nên làm việc hoàn toàn độc lập? Những ý kiến đóng góp được đưa ra thảo luận tại các buổi họp toàn thể công ty hay là chỉ được đưa ra trong những cuộc họp từng cá nhân với ông chủ công ty? Các đồng nghiệp của bạn vẫn cảm thấy vui vẻ hay cảm thấy bị xúc phạm khi bạn đưa ra một số gợi ý về công việc của họ?

Đội ngũ lãnh đạo

Vai trò của ông chủ công ty bạn là gì? Những lời đánh giá và phê bình được các vị lãnh đạo đưa ra như thế nào, trong những bản báo cáo chính thức định kì hay trong những lời nhận xét bất chợt của họ? Điều này phần lớn phụ thuộc vào tính cách của người lãnh đạo và cách điều hành quản lý của người ấy. Chắc chắn sẽ là thỏa đáng nếu bạn nói với cấp trên mới của mình điều mà bạn mong đợi về thông tin phản hồi từ phía họ và tính thường xuyên của chúng.

Trang phục

Ở công ty bạn có quy định về trang phục khi đi làm? Chúng được ghi trong các văn bản chính thức? Nếu không thì đầu tiên bạn nên có cách ăn mặc giống các đồng nghiệp trong phòng.

Dù cho tính cách cá nhân và sự sáng tạo có thể được đánh giá cao trong công việc của bạn thì cũng nên xem xét liệu điều này có được áp dụng với trang phục cá nhân không. Nhờ đó mà bạn sẽ tránh được những căng thẳng vì trở thành chủ đề của những cuộc đàm tiếu của những người đồng nghiệp mới.

Không gian làm việc

Người ta có để ảnh gia đình, tranh vẽ của lũ trẻ hay các chậu cây cảnh trong các phòng làm việc, trên bàn ghế và thậm chí cả trong phòng ngủ nhỏ tại nơi làm việc ở công ty của bạn? Vậy hãy dành cho mình một chút thời để gian xem xét điều này khi tiến hành trang trí không gian làm việc của bạn. Những người khác trong phòng của bạn có ăn snack hay ăn trưa ngay tại bàn làm việc của họ hay không? Và bạn có thể ghé qua phòng làm việc của một đồng nghiệp khác để tán gẫu một chút mà không báo trước chứ? Thậm chí những chi tiết dường như rất nhỏ nhặt như đóng cửa khi đi ra khỏi phòng hay là cứ để cửa phòng mở toang cũng cần phải được lưu ý.

Tình bạn nơi công sở

Công ty của bạn có phải một đại gia đình hạnh phúc? Liệu việc bạn biết được chi tiết của cuộc phẫu thuật xương hông của người hàng xóm của mẹ của một đồng nghiệp của bạn có được coi là bình thường? Nói cách khác thì trong công ty bạn giữa các đồng nghiệp với nhau họ có sự cởi mở hay là khép kín những vấn đề cá nhân hay không?

Sau giờ làm việc bạn có cùng đi chơi, đi ăn trưa với các đồng nghiệp? Có nhiều người thích tách bạch rõ ràng giữa công việc và đời sống riêng tư của họ. Bạn nên để ý cách cư xử, tránh là người khác phật ý.

Sau khi bạn đã có những đánh giá, nhận xét về văn hóa tại nơi làm việc mới của mình thì giờ đây bạn đang ở trong vị trí quan sát xem điều này có phù hợp với phong cách riêng và những hy vọng của cá nhân bạn như thế nào.

Để tránh những căng thẳng tại nơi làm việc bạn sẽ phải lựa chọn một vài khía cạnh trong công việc mà ở đó bạn phải điều chỉnh những thói quen của chính mình. Đương nhiên điều này không đồng nghĩa với việc người ta sẽ phải che dấu những nét cá tính riêng của mình và biến mình giống như bao nhiêu người khác. Nhưng nếu được trang bị một vốn hiểu biết về văn hóa ứng xử nơi làm việc thì bạn sẽ biết cách cư xử khôn ngoan, tránh những bất đồng và căng thẳng không cần thiết.
Vượt qua giai đoạn thử việc



Giai đoạn thử việc quyết định 70% khả năng được tuyển dụng chính thức của bạn. Thử việc là giai đoạn bản lề, góp phần quyết định sự hợp tác giữa doanh nghiệp và người lao động. Nhiều người không nhận thức được tầm quan trọng của giai đoạn này nên bỏ lỡ cơ hội làm việc của chính mình.
Thử việc tức là tìm sự thích nghi

Trường học và công sở là hai môi trường hoàn toàn khác nhau, cho nên giai đoạn thử việc chính là khoảng thời gian để sinh viên vừa tốt nghiệp hòa nhập với môi trường làm việc mới.

Đối với những người từng đi làm, doanh nghiệp (DN) cũng không bỏ qua giai đoạn này. Ông Nguyễn Văn Tuấn, Giám đốc công ty Atico, lý giải: "Có thể họ đã quen với môi trường làm việc, nhưng mỗi công ty có bản sắc riêng, đòi hỏi người lao động (NLĐ) phải có sự thích nghi, hòa nhập và tạo dựng được những mối quan hệ tốt, tạo dựng được niềm tin từ lãnh đạo và đồng nghiệp".

Theo một số chuyên viên nhân sự, đây chính là giai đoạn hữu ích cho cả NLĐ và người sử dụng lao động. NLĐ có điều kiện "tiền trạm" để có sự hiểu biết cần thiết về DN và DN cũng dễ dàng "nhận diện" NLĐ để đi đến một sự thỏa thuận hợp tác lâu dài. Qua đó, nếu không thích nghi được, NLĐ có quyền tìm kiếm một lối đi khác cho mình.

Đừng đứng núi này trông núi nọ

Trong giai đoạn thử việc, vai trò của NLĐ trong DN còn khá mờ nhạt, lương bổng và quyền lợi bị hạn chế... đó là những lý do khiến nhiều người "ngán" và nuôi tư tưởng đứng núi này trông núi nọ.

Theo bà Nguyễn Thu Giao, phụ trách nhân sự Công ty Interflour Việt Nam, đó chính là sai lầm của NLĐ, bởi vì đa số các DN đều áp dụng giai đoạn thử việc từ 1 đến 3 tháng đối với nhân sự mới. Do đó, nếu người nào không kiên nhẫn thì sẽ mãi ở... giai đoạn thử việc.

Trường hợp của Lê Trọng Huy là một ví dụ. Tốt nghiệp khoa Quản trị kinh doanh ĐH Văn Lang từ năm 2001, Huy vào làm nhân viên tiếp thị cho một công ty vi tính, một tháng sau nhảy sang làm nhân viên phân phối hàng cho một siêu thị, sau đó làm quản lý nhà hàng được 20 ngày. Cứ nghĩ tốt nghiệp QTKD là phải xách cặp đi đàm phán chuyện làm ăn, Huy thất chí sinh ra thất nghiệp nửa năm trời. Qua Hội chợ Việc làm TP vừa rồi, Huy đã có việc nhưng vẫn còn trong giai đoạn thử thách tại một công ty may.

Nhiều NLĐ quan niệm rằng, các DN chủ động kéo dài thời gian thử việc và cố tình thay đổi nhân sự liên tục trong giai đoạn này để giảm thiểu chi phí tiền lương. Tại một hội thảo về việc làm, ông Nguyễn Chiến Thắng, Tổng Giám đốc Công ty Scansia Pacific, khẳng định: "Không có DN nào muốn quanh năm suốt tháng quanh quẩn với chuyện tuyển dụng nhân sự vì chi phí rất tốn kém. DN chú trọng khả năng thực hành của NLĐ nên thông qua giai đoạn này để kiểm chứng và đánh giá xác thực. Ai cũng cần phải qua giai đoạn thử việc".

Nên làm gì trong giai đoạn thử việc?

Năng lực của NLĐ được phản ánh khá chính xác qua giai đoạn này, góp phần tác động đến việc DN có tuyển dụng chính thức người đó hay không. Vì vậy, NLĐ nên xem đó là cơ hội tốt nhất để "tiếp thị" mình, đồng thời phải biết cách thể hiện cho đúng. Các chuyên gia nhân sự đã đưa ra những lời khuyên bổ ích:

- Làm tốt và hết mình với công việc được giao: Điều này thể hiện khả năng chuyên môn và sự cống hiến của bạn. Có thể đôi khi bạn không hoàn thành tốt công việc, nhưng biết say mê, tận tụy với nó, bạn sẽ nhận được sự hỗ trợ từ cấp trên.

- Tuân thủ kỷ cương của DN: Bên cạnh năng lực, đạo đức NLĐ cũng được DN xem trọng. Nếu không tự ý thức và ràng buộc chính mình với chính sách, nguyên tắc... của DN tức là tự đào thải mình.

- Tìm tiếng nói chung với cộng sự: Những người còn xa lạ trong công ty hôm nay sẽ là bạn đồng nghiệp của bạn trong ngày mai, cho nên phải chủ động làm quen và hòa nhập với mọi người, tạo dựng niềm tin ban đầu và không quên phối hợp, hỗ trợ với các đồng nghiệp trong những trường hợp cụ thể.

- Hãy cho biết mình là ai: Là nhân viên mới của DN, bạn hẳn sẽ có những ý tưởng mới. Không nên quá thụ động rập khuôn theo những mô thức đã có sẵn của DN và phải biết áp dụng cái mới. Cụ thể, nếu bạn biết cách lưu trữ hồ sơ bằng vi tính chẳng hạn, tại sao lại không trình bày điều đó với sếp?

Vì sao sếp trẻ bị “tẩy chay”?



(Dân trí) - Ngày nay, việc 8X lên làm sếp của những 6X, 7X không còn là chuyện lạ. Những vị sếp trẻ tuổi này rất có năng lực song phần đông không được các nhân viên lớn tuổi ưa vì họ cho rằng sếp không xứng “tầm” hoặc đi quá “tầm” cần thiết.
Lên sếp, vẻ ngoài cũng “sếp”!

G. hôm nay đi làm với một vẻ mặt rạng ngời, đầy kiêu hãnh, sơ mi, cà vạt, cặp trông to và nặng hơn mọi ngày. Đến bàn làm việc, G. rút từ trong cặp ra một chiếc LapTop IBM mới coong khiến cả phòng trầm trồ. Có lẽ đây là giây phút làm G. tự hào và mãn nguyện nhất từ ngày được lên chức trưởng phòng Marketing.

G. phải cắn răng vay mượn gần 1.000 USD để sở hữu chiếc IBM này, cho dù nó không cần cho công việc lắm. Chẳng là G. không muốn bị “lạc lõng” mỗi khi họp ban điều hành công ty.

Giống như G., kể từ ngày lên chức trưởng phòng dự án, C. “tiễn” ngay “con” wave Thái để “rước” về “quả” Force mà C. cho là rất xứng với vị thế của mình bây giờ.

P, - anh chàng giám đốc trẻ của một công điện tử điện lạnh - còn “chịu chơi” hơn khi thuyết phục thành công bố mẹ bán phần đất ven đô của gia đình để thêm tiền cho P mua chiếc Camry. Theo P. phân tích thì công việc kinh doanh của cậu đang rất phát triển, cậu phải thường xuyên làm việc với các đối tác lớn trong và ngoài nước. Phương tiện đi lại là ôtô sẽ nâng vị thế của P. lên, cơ hội thành công trong các cuộc đàm phán và hợp đồng theo đó cũng cao hơn (!).

Tính cách cũng thay đổi

C. đã thuyết phục được ban giám đốc công ty sử dụng vách ngăn để tạo ra một căn phòng riêng (dù nhỏ cũng được) dành cho trưởng phòng. C. nói ngồi làm việc cùng với mọi người trong một phòng lớn sẽ khiến C. làm việc không .hiệu quả, hơn nữa nhân viên sẽ “nhờn” sếp, nhất là khi sếp chỉ đáng tuổi em út mình.

C. nói cậu không bao giờ đi ăn trưa cùng nhân viên vì sợ không sang trọng. Cậu muốn ăn ở những nơi mát lạnh, tên tuổi, đắt cũng không sao, vì mình là sếp mà.

Từ lúc lên sếp, G. tự cho mình cái quyền nói xấu và chỉ trích người khác. Tất nhiên, dù G. có là sếp đi nữa thì cũng chẳng ai “thương” nổi. Nhân viên bắt đầu chán ghét ông sếp hách dịch và bảnh chọe.

G. thanh minh là anh phải chịu áp lực của ban điều hành công ty. Còn nhân viên thì phàn nàn, “cái thằng sếp trẻ” xứ suốt ngày “soi” cảm thấy khó chịu, không thoải mái.

Không biết những người như C. hay G. có biết rằng, các ông chủ lớn, các nhà quản lý giỏi đều được nhân viên yêu quý chính bởi sự dễ gần, thân thiện và biết lắng nghe không?

Hồi kết

Mới làm trưởng phòng có vài tháng mà G. trông già hơn, tính toán hơn. Bản tính thâm trầm đã đành, đáng buốn nhất là các cuộc tụ tập, hội hè của các nhóm đồng nghiệp trong công ty cũng ít khi G. “được mời”, có chăng chỉ là những lời mời xã giao cho phải phép. Phòng Marketing của G. cũng không tìm thấy sự đoàn kết nội bộ, chung lưng đấu cật như ngày nào.

C. cũng thú nhận mình cảm thấy như bị “bỏ đói” trên một ốc đảo. May nhờ có World Cup 2006, C. bắt đầu hòa đồng hơn được với nhân viên.

Lời khuyên cho những sếp trẻ: thành công chỉ đến khi năng lực được đồng hành với sự cảm thông, chia sẻ, tôn trọng nhau và đặc biệt là hòa đồng, biết lắng nghe.



Giữa dòng xoay cuộc đời như thác lũ
Mới biết mình đã mất tuổi thần tiên
Có thể năm, mười năm về thăm trường gặp lại chẳng nhớ hết tên
Ly chè ngọt ngày xưa giờ có thêm vị đắng
Nước biển mặn ngàn năm vẫn mặn
Kỷ niệm in sâu chôn hết sao đành?
Go to the top of the page
 
+Quote Post
nptruongson
post Nov 24 2007, 03:16 AM
Bài viết #2

Trung úy
****

Nhóm: Chỉ huy
Bài Viết: 149
Gia Nhập: 12-March 05
Thành Viên Thứ: 30



Tu Thân -Tích Đức -Chính Tâm - Thành Ý -Tề Gia -Trị Quốc -Bình Thiên Hạ .



Vị hữu vong thân!

NẾU NGÀY VỀ THẤY KHUNG TRỜI ĐỔ NÁT
THÌ TÌM EM TRONG TẬN ĐÁY HỒN ANH

chiều tím

TƯ LỆNH CAO NGUYÊN TRUNG PHẦN
VÙNG 2 CHIẾN THUẬT



CHUẨN TƯỚNG - ANH CẢ TRƯỜNG SƠN
Go to the top of the page
 
+Quote Post
thanhlong
post Nov 24 2007, 05:09 PM
Bài viết #3

vạn vật là vô thường
********

Nhóm: Chỉ huy
Bài Viết: 1.322
Gia Nhập: 11-March 05
Đến Từ: Huế
Thành Viên Thứ: 16



Cái Chính Tâm Thành Ý chính là cái làm mình không bị chán nản

Làm chi mà mình đam mê cũng sướng



Ai cũng có một ngày hôm qua...
Go to the top of the page
 
+Quote Post
nptruongson
post Nov 25 2007, 01:05 AM
Bài viết #4

Trung úy
****

Nhóm: Chỉ huy
Bài Viết: 149
Gia Nhập: 12-March 05
Thành Viên Thứ: 30



Tam thập nhi lập ..

..






Long đại hiệp ra tay và ra 3 chân để kết nghĩa phu thê đi ?! bộ Lể đã quyết định như vậy rồi đó .



Vị hữu vong thân!

NẾU NGÀY VỀ THẤY KHUNG TRỜI ĐỔ NÁT
THÌ TÌM EM TRONG TẬN ĐÁY HỒN ANH

chiều tím

TƯ LỆNH CAO NGUYÊN TRUNG PHẦN
VÙNG 2 CHIẾN THUẬT



CHUẨN TƯỚNG - ANH CẢ TRƯỜNG SƠN
Go to the top of the page
 
+Quote Post
nptruongson
post Nov 25 2007, 01:06 AM
Bài viết #5

Trung úy
****

Nhóm: Chỉ huy
Bài Viết: 149
Gia Nhập: 12-March 05
Thành Viên Thứ: 30



Tam thập nhi lập ..

..






Long đại hiệp ra tay và ra 3 chân để kết nghĩa phu thê




đi ?! bộ Lể đã quyết định như vậy rồi đó .



Vị hữu vong thân!

NẾU NGÀY VỀ THẤY KHUNG TRỜI ĐỔ NÁT
THÌ TÌM EM TRONG TẬN ĐÁY HỒN ANH

chiều tím

TƯ LỆNH CAO NGUYÊN TRUNG PHẦN
VÙNG 2 CHIẾN THUẬT



CHUẨN TƯỚNG - ANH CẢ TRƯỜNG SƠN
Go to the top of the page
 
+Quote Post
TRUONGVANTUY2004
post Dec 4 2007, 03:30 PM
Bài viết #6

Trung tướng
******

Nhóm: Chỉ huy
Bài Viết: 466
Gia Nhập: 23-March 05
Thành Viên Thứ: 61



Lam ơi phải làm vài ván cờ tướng, bida và nhậu thôi



XIN HÁT VỀ BẠN BÈ TÔI
NHỮNG NGƯỜI SỐNG VÌ MỌI NGƯỜI
Go to the top of the page
 
+Quote Post
Tuan
post Apr 28 2008, 12:53 PM
Bài viết #7

Nguyên soái
*******

Nhóm: Thường dân
Bài Viết: 833
Gia Nhập: 21-October 05
Đến Từ: Hue
Thành Viên Thứ: 170



Ứng đối giỏi
..Án Tử sắp sang nước Sở, vua Sở nghe thấy báo cận thần rằng:

Án Tử là một tay ăn nói giỏi nước Tề, nay sắp sang đây, ta muốn làm nhục, có cách gì không?

Cận thần thưa: Đợi bao giờ Án Tử sang, chúng tôi xin trói một người, dẫn đến trước mặt nhà vua.

Để làm gì?

Để giả làm người nước Tề

Cho là phạm tội gì?

Tội ăn trộm.

Lúc Án Tử đến nơi, vua Sở làm tiệc thiết đãi tử tế. Rượu uống ngà ngà, bỗng thấy hai tên lính điệu một người bị trói vào.

Vua hỏi: Tên kia tội gì mà phải trói thế?

Lính thưa: Tên ấy là người nước Tề phải tội ăn trộm.

Vua liếc mắt nhìn Án Tử hỏi rằng:

Người nước Tề hay trộm cắp nhỉ?

Án Tử đứng dậy thưa rằng: chúng tôi trộm nghe cây quất mọc ở đất Hoài Nam, thì là quất ngọt, đem sang trồng ở đất Hoài Bắc, thì hoá quất chua. Cành lá giống nhau mà quả chua, quả ngọt khác nhau là tại làm sao? Tại thuỷ thổ khác nhau vậy. Nay dân sinh trưởng ở nước Tề thì không ăn trộm, sang ở nước Sở thì sinh ra trộm cắp. Có lẽ cũng tại cái thuỷ thổ khác nhau nó khiến ra như thế chăng?..

Vua Sở cười nói: Ta muốn nói đùa thành phải chịu nhục, thế mới hay kẻ cả không nên nói đùa bao giờ.





Tạm thời chạy xe ôm
0908325997 " seat behind and get delight "
Go to the top of the page
 
+Quote Post

Reply to this topicStart new topic
> 1 Người đang đọc chủ đề này (1 Khách và 0 Người Ẩn Danh)
0 Thành Viên:

 

.::Phiên bản rút gọn::. Thời gian bây giờ là: 9th May 2024 - 01:32 AMSpring Style