Chào mừng Khách ( Đăng nhập | Đăng kí )

IPB
 
Reply to this topicStart new topic
> Thánh địa Mỹ Sơn, kiến thức cơ bản
Van-Hoang
post Sep 10 2006, 04:30 PM
Bài viết #1

Trung sĩ
***

Nhóm: Thường dân
Bài Viết: 54
Gia Nhập: 29-October 05
Đến Từ: Cố đô Huế
Thành Viên Thứ: 173



Thánh địa Mỹ Sơn



Khu di tích tháp Chàm Mỹ Sơn nằm trong một thung lũng hẹp có đường kính khoảng 2km, thuộc làng Mỹ Sơn, xã Duy Phú, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam, cách Đà Nẵng 70km về hướng Tây - Tây Nam, cách Trà Kiệu- kinh thành cũ của vương quốc Chăm pa xưa 20km về phía Tây. Suốt 4 thế kỷ bị lãng quên, đến năng 1885, Mỹ Sơn mới được phát hiện. Mười năm sau, các nhà nghiên cứu bắt đầu thực hiện các cuộc phát quang, nghiên cứu khu di tích này.

Có thể chia việc nghiên cứu của các nhà khoa học Pháp về Mỹ Sơn thành hai giai đoạn khác nhau:
- Năm 1898 - 1899, Louis de Fino và Launet de Lajonquere nghiên cứu các văn bia.
- Năm 1901 - 1902, Hen ri Pamlentier nghiên cứu về nghệ thuật và năm 1904 ông cùng Olrpeaus tổ chức khai quật khảo cổ học tại đây.
Đến năm 1904, những tài liệu cơ bản nhất về Mỹ Sơn đã được L.Finot và H.Pamlentier công bố. Từ công trình nghiên cứu của H. Parlnentler, chúng ta biết cách đây hơn 100 năm, Mỹ Sơn đã có 68 công trình kiến trúc và ông đã chia chúng thành các nhóm từ A, A’ đến N.
Nhà nghiên cứu nghệ thuật F.S. Tern chia di tích Chăm Việt Nam ra làm 7 phong cách nghệ thuật theo quá trình tiến triển của nó. Mỹ Sơn có đủ đại biểu các phong cách, trong đó có đến hai phong cách xuất phát từ Mỹ Sơn. Đặc biệt phong cách Mỹ Sơn A.1 với xuất phát là đền A1 thường được gọi là kiệt tác kiến trúc của di tích Chăm.

Văn bia tại Mỹ sơn cho thấy lịch sử của Mỹ Sơn được bắt đầu bằng những ngôi đền gỗ vào thế kỷ thứ IV. Sau đó nó bị cháy đi nhưng chúng ta không biết được lý do. Đến thế kỷ thứ VII, một ông vua khác dâng cúng và xây một ngôi đền gạch. Từ đó về sau, các vương triều Chăm pa liên tục dâng cúng những ngôi đền, những kiến trúc tại Mỹ Sơn kéo dài từ những đền tháp đầu tiên vào thế kỷ thứ VII đến những đền tháp cuối cùng vào thế kỷ XIII. Trong vòng 7 thế kỷ như vậy, đền tháp tại Mỹ Sơn được xây mới và tu bổ liên tục nên những phong cách nghệ thuật và kiến trúc của nó cũng thể hiện sự chuyển hoá của quá trình phát triển của nghệ thuật và kiến trúc Chăm pa. Chúng ta cũng còn thấy được rằng các vương triều Chăm pa xưa ngoài việc xây dựng các ngôi đền mới, họ còn có nhiệm vụ tu sửa lại các ngôi đền cũ và họ chỉ tu sửa mặt tường ngoài chứ không tu sửa mặt trong. Nếu chỉ căn cứ vào cách trang trí mặt ngoài mà xác định niên đại của đền tháp thì có thể sẽ không đúng vì rất có thể khi trùng tu, người đời sau sẽ áp đặt phong cách mỹ thuật của thời họ vào trên tường tháp.

Là một quốc gia chịu ảnh hưởng của nền văn minh Ấn Độ, Shiva là vị thần được tôn thờ tại vương quốc Chăm pa. Đền thờ tại Mỹ Sơn được các vương triều Chăm pa xây dựng để thờ chính vị thần vua của mình. Sự kết hợp giữa vương và thần được thể hiện qua ngẩu tượng Linga. Từ những buổi ban đầu sơ khai, gần như người nghệ sĩ Chăm học cách trang trí mỹ thuật và thực hiện nó theo người Ấn Độ (Mỹ Sơn E1). Nhưng rồi dần về sau, tính bản địa đã được thể hiện. Nhưng theo thời gian, qua giao tiếp với các nền văn minh khác và sự tiếp nhận chọn lọc của người nghệ sĩ Chăm pa; đền tháp tại Mỹ Sơn mang những đường nét kiến trúc theo các thời kỳ khác nhau thể hiện các luồng văn hoá mà họ nhận được. Là khu đền thờ chính của vương quốc trong suốt chín thể kỷ, nên các đền tháp của Mỹ Sơn cũng thể hiện tính thăng trầm của các thời kỳ, những thay đổi trong lịch sử của các vương triều, những chuyển biến trong đời sống văn hoá.

Tuy chỉ xây dựng những công trình có kích thước vừa và nhỏ, những kiến trúc của Mỹ Sơn đã chắt lọc được những tinh hoa của người nghệ sĩ, sự kết hợp giữa kỹ thuật kiến trúc và nghệ thuật trang trí người Chăm pa xưa đã tạo cho các đền tháp một vẻ uy nghiêm và kỳ bí.

Khi nói về di tích Chàm, chúng ta hay nói về các đền tháp bằng gạch. Nhưng ở Mỹ Sơn lại có một đền bằng đá và là đền duy nhất bằng đá của di tích Chăm. Văn bia tại Mỹ Sơn cho biết, đền này được trùng tu lần cuối cùng bằng đá vào năm 1234. Ngày nay tiếc rằng ngôi đền này đã bị sập nhưng hệ móng của nó cho thấy nó cao trên 30m và đây là ngôi đền cao nhất Mỹ Sơn. Các tài liệu thu thập được xung quanh khu đền này cho thấy nhiều khả năng đây và vị trí của ngôi đền đầu tiên vào thế kỷ thứ IV.

Năm 1937, các nhà khoa học Pháp bắt đầu có những công cuộc trùng tu tại Mỹ Sơn. Năm 1937-1938, ngôi đền A1 và các ngôi đền nhỏ xung quanh nó được trùng tu. Các năm sau, từ 1939 đến 1943, các tháp B5, B4, C2, C3, D1, D2 được trùng tu và gia cố lại. Năm 1939, nhằm để nghiên cứu các di tích của nhóm A, B, C, D khỏi sự phá huỷ của dòng nước (đã phá sập tháp A9), người Pháp đã cho xây một con đập và đào một dòng chảy xuyên núi để đổi hướng dòng chảy. Nhưng năm 1946, sau một trận lũ lớn, con đập này đã bị vỡ, nước chảy trở lai theo dòng cũ như ngày hôm nay chúng ta thấy.

Mỹ Sơn có một giai đoạn yên lắng từ năm 1954 đến 1964. Khi đó, cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc chưa đến giai đoạn khốc liệt. Nhưng từ năm 1965 đến 1972, khi khu vực Duy Xuyên và Quảng Nam trở thành một chiến trường. Đền tháp Mỹ Sơn cũng bị thiệt hại cùng với xóm làng mà nó đã mang tên. Nặng nề nhất là trận bom năm 1969 đã làm biến dạng hình hài của khu di tích. Hầu hết các đền tháp đã bị sụp đổ hoặc hư hại nặng nề. Sau chiến tranh, để phục vụ cho công cuộc nghiên cứu, phục hồi di tích, chúng ta đã tiến hành rà phá bom mìn còn lại ở khu vực này. Mỹ Sơn sau chiến tranh là sự ngổn ngang gạch đổ, cần sự trợ giúp của nhiều người.
Năng 1980, trong chương trình hợp tác văn hoá Việt Nam- Ba Lan, tiểu ban phục hồi di tích Chăm pa được thành lập do cố kiến trúc sư KAZIMIERS KWIATKOWSKI (1944-1997) phụ trách. Từ 1981 đến 1985, các đền tháp nhóm B, C, D được dọn dẹp và gia cố, hàng ngàn mét khối gạch vỡ, đất đá được đưa ra khỏi khu vực và sắp xếp lại. Nhờ vậy mà khu vực đền tháp này có được dáng vẻ như ngày hôm nay. Sau đó, một phần nhóm A được dọn dẹp và gia cố. Mỹ Sơn hiện nay vẫn còn rất nhiều việc để làm nhưng được như hôm nay là công sức của những con người của những năm 1980 đầy khó khăn. Cố kiến trúc sư người Ba Lan mà mọi người hay gọi bằng một tên thân mật KAZIK đã để lại một tình cảm sâu đậm trong di tích và con người tại Mỹ Sơn. Ông mất năm 1997 tại Huế.

Để tiếp tục công việc bảo tồn di năm 1995, Ban quản lý Di tích Mỹ Sơn đã được thành lập. Để có cơ sở thực hiện công tác bảo tồn và phát huy giá trị của di tích, Ban đã phối hợp với Trung tâm thiết kế và tu bổ di tích Trung ương thiết lập các dự án tu bổ cấp thiết từng cụm di tích trên cơ sở quy hoạch toàn vùng. Nổi bật nhất trong những năm 1998-1999, Ban đã hoàn thành được hồ sơ để trình UNESCO công nhận Mỹ Sơn là Di sản Thế giới. Tháng 12 năm 1999, Mỹ Sơn đã chính thức là Di sản Văn hoá Thế giới với hai tiêu chuẩn:

- Là điển hình nổi bật về sự giao lưu văn hoá với sự hội nhập vào văn hoá bản địa. Những ảnh hưởng văn hoá bên ngoài, đặc biệt là nghệ thuật kiến trúc Ấn Độ giáo từ tiểu lục địa Ấn Độ.
- Phản ảnh sinh động tiến trình phát triển của lịch sử văn hoá Chăm pa trong lịch sử văn hoá Đông Nam á.
Trong năm 1999, theo thoả thuận của ba bên Việt Nam - UNESCO - Italia, Ban quản lý Di tích Mỹ Sơn hợp tác với đoàn chuyên gia Italia nghiên cứu toàn diện về Mỹ Sơn. Từ đó, chúng ta có được bản đồ thực trạng khu vực di tích năm 2000. Các chuyên gia cho rằng việc đối xử với di tích phải hết sức dè dặt, phải nghiên cứu kỹ về vật liệu xây dựng vì người xưa không chỉ để lại những giá trị mỹ thuật và lịch sử mà còn có cả kỹ thuật vật liệu. Chơ đến ngày hôm nay, chúng ta vẫn chưa có được một kết luận khoa học mang tính đúng đắn và có khả năng ứng dụng. Viên gạch cổ nhẹ hơn gạch hiện tại cùng kích thước 1,3 lần. Gạch được nung non hơn nhưng, tính chất về sức bền vật liệu lại cao hơn. Đặc biệt nếu nhìn mặt ngoài của bức tường đền tháp, chúng ta có cảm nhận là tường xây không cần vữa, nhưng gạch bị tách ra cho chúng ta thấy là có một lớp vữa mỏng. Các nhà phân tích Châu Âu kết luận rằng thành phần của lớp vữa này là thành phần vô cơ không tạo kết dính. Chúng ta lại cần phải nghiên cứu tiếp. Đền tháp Chăm ở Mỹ Sơn không chỉ chứa chất những giá trị văn hoá làm say đắm chúng ta mà còn chứa cả những giá trị kỹ thuật mà công nghệ thời chúng ta chưa giải quyết được. Đến Mỹ Sơn, nhìn một mảng tường để biết rằng chúng ta còn phải học nhiều.

Để bảo tồn di tích khỏi sự tác động của thiên nhiên, những khu rừng mới đã được trồng, vành đai xung quanh di tích cần được bảo vệ. Hiện nay, tuy còn nhiều việc phải tiếp tục làm, nhưng rừng núi Mỹ Sơn đã trở lại màu xanh. Trong quá trình gia cố, phát lộ di tích, Ban quản lý di tích Mỹ Sơn vẫn phải tiếp tục làm lại quá trình rà soát bom mìn lần hai để bảo đảng chiến tranh không làm tổn thương con người và di tích thêm lần nữa.

Đồng thời, với việc bảo tồn di tích ngày một tốt hơn thì nhu cầu văn hoá của nhân dân và du khách ngày một cao hơn. Mỹ Sơn trở thành một điểm thu hút khách tham quan trong và ngoài nước, Mỹ Sơn dần đần hồi phục diện mạo trong sự yêu mến của mọi người. Để thu hút khách du lịch và phát triển kinh tế, đồng thời làm giảm bớt áp lực tác động vào di tích trong thời gian tới. Uỷ ban nhân dân huyện Duy Xuyên đã có dự án xây dựng khu du lịch Thạch Bàn, Mỹ Sơn. Với dự án này, hy vọng sự bảo tồn và phát huy giá trị của khu di tích tháp Chàm, Mỹ Sơn được thực hiện một cách có hiệu quả và bền vững. Di sản Văn hoá thế giới tháp Chàm Mỹ Sơn chứa đựng những giá trị văn hoá lớn lao, cần sự hiểu biết và yêu mến của mọi người.
Go to the top of the page
 
+Quote Post
Van-Hoang
post Sep 10 2006, 04:34 PM
Bài viết #2

Trung sĩ
***

Nhóm: Thường dân
Bài Viết: 54
Gia Nhập: 29-October 05
Đến Từ: Cố đô Huế
Thành Viên Thứ: 173



CHẾ LAN VIÊN VÀ THẾ GIỚI "ĐIÊU TÀN"





Cách đây nửa thế kỷ, với tập thơ khổ nhỏ, mỏng mảnh gồm 36 bài là Điêu tàn, Chế Lan Viên đã “đột ngột xuất hiện giữa làng thơ Việt Nam như một niềm kinh dị” (Hoài Thanh - Thi nhân Việt Nam). Kinh dị không phải chỉ vì lúc đó tác giả còn nhỏ tuổi (lúc viết Điêu tàn, ông chỉ mới 15-16 tuổi) mà chủ yếu vì giọng thơ buồn ảo nảo pha màu sắc huyền bí kỳ lạ. Ở đó, Chế Lan Viên đi ngược thời gian, và bằng tưởng tượng đã phục hiện một thế giới chỉ còn trong ký ức với những dự cảm hãi hùng khác thường. Ở đó, người học trò mất nước tìm thấy lại được những dấu vết huy hoàng rực rỡ của một dân tộc mạnh mẽ vào loại bậc nhất của Đông Nam Á nhưng ngày nay chỉ còn trong cổ sử và huyền thoại : dân tộc Chăm-pa.

Đây, điện các huy hoàng trong ánh nắng
Những đền đài tuyệt mỹ dưới trời xanh
Đây, chiến thuyền nằm mơ trên sông lặng
Bầy voi thiêng trầm mặc dạo bên thành
(Trên đường về)

Nhưng đấy chỉ là ánh hồi quang của một giấc mơ hư ảo thuộc về quá vãng. Nó thoáng hiện và không băng bó được vết thương lòng cho con người. Mà dường như nó lại còn khơi sâu thêm cho nỗi đau hiện tại :

Vẻ rực rỡ đã tàn bao năm trước
Bao năm sau còn dội tiếng kêu thương

Có lẽ chỉ vì Chế Lan Viên sống trong một giai đoạn lịch sử bị nô lệ và trong một không gian tràn ngập sắc buồn gợi cảm. Sự diệt vong của một dân tộc đã dễ dàng đập mạnh vào tình cảm và trí tưởng tượng của một người trai trẻ yêu nước. Lại thêm những chứng tích còn đó, những cổ tháp sừng sững nhưng trơ vơ, lạc lõng giữa ruộng đồng núi non khô khốc của miền Trung nắng cháy, những huyền sử gợi cảm xa xôi về Chế Bồng Nga, nàng Mỵ Ê, thành Đồ Bàn đã khiến nhà thơ tuổi trẻ lịm đi trong niềm u uất, trầm cảm tuyệt vọng :

Cả dĩ vãng là chuỗi mồ vô tận
Cả tương lai là chuỗi huyệt chưa thành
Cũng đương chôn lặng lẽ những ngày xanh
(Những nấm mồ)

Mặc tưởng triền miên trong mặc tưởng, nhà thơ họ Chế chỉ thấy những vang vọng lịch sử kia một thế giới “Điêu tàn”. Đó là một cõi âm giới với xương sọ đầu lâu, với mồ không huyệt lạnh. với tha ma pháp trường. Đó là một dòng sông Linh hư ảo được dựng lên dưới tà dương nắng xế hay trong đêm mờ sương tàn lạnh, với những hồn ma vất vưởng, với những thành quách đổ nát trong một màu sắc tàn lụi kinh dị. Điêu Tàn của Chế Lan Viên vì thế là một thế giới hư linh, ma quái chìm đắm trong bóng tối cô đơn lạnh lẽo với những cơn mê sảng của một tâm hồn vong nô bị giá lạnh :

Đây, những tháp gầy mòn vì mong đợi
Những đền xưa đổ nát dưới thời gian
Những sông vắng lê mình trong bóng tối
Những tượng Chàm lở lói rỉ rên than

Đây những cảnh ngàn sâu cây lả ngọn
Muôn ma Hời sờ soạng dắt nhau đi
Những rừng thẳm bóng chiều lan hỗn độn
Lừng lửng đưa nơi rộn rã tiếng từ quy

Đây chiến địa đôi bên giao trận
Muôn cộ hồn tử sĩ thét gầm vang
Máu Chàm cuộn tháng ngày niềm uất hận
Xương Chàm tuôn rào rạo nỗi căm hờn

(Trên đường về)

Và bằng một lòng tin đau đớn, ông dựng lên một thế giới hoang tưởng hư ngụy, và ông tin là nó có thật. Rồi ông bị hút theo xác tín siêu hình đó. Nhưng sau đó, xác tín bị đánh vỡ, lúc ấy ông trở nên cô đơn và câm đặng. Vì thế Chế kêu lên hốt hoảng, một tiếng kêu khắc khoải về việc nỗi đau bi biến chất, về việc mất lòng tin và chỉ còn lại sư cô đơn. Và ông tự ngụy tạo cho mình những âm vọng từ một thế giới khác để trò chuyện :

Ai kêu ta trong cùng thẳm hư vô
Ai réo gọi giữa muôn sao chới với

Đó thực sự là một tiếng kêu hốt hoảng mà sâu thẳm, một tiếng gọi khắc khoải về nỗi cô đơn của con người trong xã hội nô lệ. Thực ra đó là cách nhà thơ cố tạo ra một ngăn cách giả định giữa nhà thơ và cuộc đời. Cho nên khi cuộc đời "tất cả không ngoài nghĩa khổ đau" thì tin vui mùa xuân đưa đến chỉ còn là một sự mỉa mai đau đớn :

Tôi có chờ đâu có đợi đâu
Đem chi xuân lại gợi thêm sầu ?
Với tôi tất cả như vô nghĩa
Tất cả không ngoài nghĩa khổ đau
(Xuân)

Chỉ có mùa thu là thật, cũng như chỉ có nỗi đau là thật, nhưng với thu ấy, cũng chỉ có một bóng người đi - về, đi tới đâu không biết, và về ở nơi không bao giờ tới và mong ước :

Ô hay tôi lại nhớ thu rồi
Mùa thu rớm máu rơi từng chút
Trong lá bàng thu đỏ rực trời
Đường về thu trước xa lăm lắm
Mà kẻ đi về chỉ một tôi

Người con trai mạnh mẽ và say đắm "chỉ một tôi" ấy không tìm thấy cho mình một khoảng lặng thanh thản giữa ngày để mơ mộng và yêu thương. Nhìn vào đâu cũng thấy chất ngất những tháp buồn chơ vơ. Tâm cảm con người cứ tràn ngập sắc úa quá vãng và siêu hình. Trong khoảng giữa năm, mùa nào cũng là "địa ngục". Ở mùa xuân thì nhớ mùa thu, ở mùa thu hiện tại thì chập chờn nhớ mùa thu quá khứ. Còn trong khoảng giữa ngày - buổi trưa, với lòng nhà thơ chỉ là một miền đất siêu trần thế :

Trưa lên trời. Và xanh thẳm bầu trời
Bỗng mê ly, nằm thấy trắng mây trôi
(Trưa đơn giản)

Hay ngay trong buổi đẩu ngày xán lạn, ta vẫn thấy Chế mặc tưởng u uất :

Mà lòng ta thổn thức mãi không thôi
Hay người khóc vì tháp Chàm quạnh vắng
Hay khóc vì xuân đến gạch Chàm rơi ?
(Bình Định, 9h sáng ngày 25-12-1936)

Chỉ có buổi tối, nơi bóng đêm ngự trị, nhà thơ mới được sinh tồn vì ở đó, những linh hồn "điêu tàn" bị khánh kiệt lòng tin mới biết cảm thông và gặp được nhà thơ :

Này, em trông một vì sao đang rụng
Hãy nghiêng mình mà tránh đi nghe em
Chắc có lẽ lính hồn ta lay động
Khi vội vàng trở lại nước non Chiêm
(Đêm tàn)

Khác với Hàn Mạc Tử - nỗi đau đời được diễn đạt bằng nỗi đau người, một nỗi đau trải nghiệm của thịt da tôi sượng sần và tê điếng, Chế Lan Viên nhức nhối một nỗi đau trí tuệ sâu sắc. Đó là cơn vật vã của suy tưởng chiêm nghiệm về xác tín, về niềm tin, về sự tồn tại của con người trên mặt đất, và về cái Tôi bị vong thân giữa đời . Bởi thế cách tìm kiếm phục sinh của Chế thật khác với bao nhà thơ khác như Vũ Đình Liên, Nguyễn Nhược Pháp, Nguyễn Bính, Đoàn Văn Cừ,... Những thánh đường, tháp cổ, những thiên thần vũ nữ đang nhảy những điệu luân vũ trần thế đầy gợi cảm hoan lạc trên đá hay những nét trầm tư của những con bò đá canh giữ vòm trời tinh tú của nền nghệ thuật kỳ diệu Chăm-pa đã không được ông chú ý. Ông chỉ khắc sâu nỗi "điêu tàn" đang có của nó để phục sinh những tâm hồn bị vong nô :

Ai tưởng đến tháp Chàm kia trơ trọi
Tháng ngày luôn rộng cửa đợi ma Hời
Ai nhìn đến làn thương rêu lở lói
Trên thịt hồng nứt nẻ gạch Chàm tươi
(Thu về)

Điêu tàn vì thế phần nào có thể làm cho một số người biết suy nghĩ và nhớ lại thân phận đích thực của mình cùng những bài học lịch sử đầu lòng của một dân tộc chưa bao giờ chịu làm nô lệ.

Và ngày nay, đọc Điêu tàn, chúng ta cảm ơn rất nhiều nhà thơ Chế Lan Viên, nhưng ở một bình diện khác, tôi còn muốn cảm ơn thế giới nghệ thuật còn lại của Chăm-pa : Chính thế giới này không chỉ là chất liệu cho cảm hứng thi ca một thời mà nó còn là toàn bộ thần thái buồn bã ảo nảo và đau đớn cùng cực của Điêu tàn của Chế Lan Viên nói riêng và của trường thơ Loạn Bình Định nói chung. Chính nó đã làm nên khí chất, sắc thơ và tình điệu thẩm mỹ cho trường phái thơ nổi tiếng này, và cũng từ đấy ghi lại một dấu son khó phai trong lịch sử thi ca Việt Nam hiện đại.
Go to the top of the page
 
+Quote Post
Van-Hoang
post Sep 10 2006, 04:39 PM
Bài viết #3

Trung sĩ
***

Nhóm: Thường dân
Bài Viết: 54
Gia Nhập: 29-October 05
Đến Từ: Cố đô Huế
Thành Viên Thứ: 173



QUOTE(Chú Thích)(Van-Hoang @ Sep 10 2006, 04:34 PM)
CHẾ LAN VIÊN VÀ THẾ GIỚI "ĐIÊU TÀN"

 



Cách đây nửa thế kỷ, với tập thơ khổ nhỏ, mỏng mảnh gồm 36 bài là Điêu tàn, Chế Lan Viên đã “đột ngột xuất hiện giữa làng thơ Việt Nam như một niềm kinh dị” (Hoài Thanh - Thi nhân Việt Nam). Kinh dị không phải chỉ vì lúc đó tác giả còn nhỏ tuổi (lúc viết Điêu tàn, ông chỉ mới 15-16 tuổi) mà chủ yếu vì giọng thơ buồn ảo nảo pha màu sắc huyền bí kỳ lạ. Ở đó, Chế Lan Viên đi ngược thời gian, và bằng tưởng tượng đã phục hiện một thế giới chỉ còn trong ký ức với những dự cảm hãi hùng khác thường. Ở đó, người học trò mất nước tìm thấy lại được những dấu vết huy hoàng rực rỡ của một dân tộc mạnh mẽ vào loại bậc nhất của Đông Nam Á nhưng ngày nay chỉ còn trong cổ sử và huyền thoại : dân tộc Chăm-pa.

Đây, điện các huy hoàng trong ánh nắng
Những đền đài tuyệt mỹ dưới trời xanh
Đây, chiến thuyền nằm mơ trên sông lặng
Bầy voi thiêng trầm mặc dạo bên thành
(Trên đường về)

Nhưng đấy chỉ là ánh hồi quang của một giấc mơ hư ảo thuộc về quá vãng. Nó thoáng hiện và không băng bó được vết thương lòng cho con người. Mà dường như nó lại còn khơi sâu thêm cho nỗi đau hiện tại :

Vẻ rực rỡ đã tàn bao năm trước
Bao năm sau còn dội tiếng kêu thương

Có lẽ chỉ vì Chế Lan Viên sống trong một giai đoạn lịch sử bị nô lệ và trong một không gian tràn ngập sắc buồn gợi cảm. Sự diệt vong của một dân tộc đã dễ dàng đập mạnh vào tình cảm và trí tưởng tượng của một người trai trẻ yêu nước. Lại thêm những chứng tích còn đó, những cổ tháp sừng sững nhưng trơ vơ, lạc lõng giữa ruộng đồng núi non khô khốc của miền Trung nắng cháy, những huyền sử gợi cảm xa xôi về Chế Bồng Nga, nàng Mỵ Ê, thành Đồ Bàn đã khiến nhà thơ tuổi trẻ lịm đi trong niềm u uất, trầm cảm tuyệt vọng :

Cả dĩ vãng là chuỗi mồ vô tận
Cả tương lai là chuỗi huyệt chưa thành
Cũng đương chôn lặng lẽ những ngày xanh
(Những nấm mồ)

Mặc tưởng triền miên trong mặc tưởng, nhà thơ họ Chế chỉ thấy những vang vọng lịch sử kia một thế giới “Điêu tàn”. Đó là một cõi âm giới với xương sọ đầu lâu, với mồ không huyệt lạnh. với tha ma pháp trường. Đó là một dòng sông Linh hư ảo được dựng lên dưới tà dương nắng xế hay trong đêm mờ sương tàn lạnh, với những hồn ma vất vưởng, với những thành quách đổ nát trong một màu sắc tàn lụi kinh dị. Điêu Tàn của Chế Lan Viên vì thế là một thế giới hư linh, ma quái chìm đắm trong bóng tối cô đơn lạnh lẽo với những cơn mê sảng của một tâm hồn vong nô bị giá lạnh :

Đây, những tháp gầy mòn vì mong đợi
Những đền xưa đổ nát dưới thời gian
Những sông vắng lê mình trong bóng tối
Những tượng Chàm lở lói rỉ rên than

Đây những cảnh ngàn sâu cây lả ngọn
Muôn ma Hời sờ soạng dắt nhau đi
Những rừng thẳm bóng chiều lan hỗn độn
Lừng lửng đưa nơi rộn rã tiếng từ quy

Đây chiến địa đôi bên giao trận
Muôn cộ hồn tử sĩ thét gầm vang
Máu Chàm cuộn tháng ngày niềm uất hận
Xương Chàm tuôn rào rạo nỗi căm hờn

(Trên đường về)

Và bằng một lòng tin đau đớn, ông dựng lên một thế giới hoang tưởng hư ngụy, và ông tin là nó có thật. Rồi ông bị hút theo xác tín siêu hình đó. Nhưng sau đó, xác tín bị đánh vỡ, lúc ấy ông trở nên cô đơn và câm đặng. Vì thế Chế kêu lên hốt hoảng, một tiếng kêu khắc khoải về việc nỗi đau bi biến chất, về việc mất lòng tin và chỉ còn lại sư cô đơn. Và ông tự ngụy tạo cho mình những âm vọng từ một thế giới khác để trò chuyện :

Ai kêu ta trong cùng thẳm hư vô
Ai réo gọi giữa muôn sao chới với

Đó thực sự là một tiếng kêu hốt hoảng mà sâu thẳm, một tiếng gọi khắc khoải về nỗi cô đơn của con người trong xã hội nô lệ. Thực ra đó là cách nhà thơ cố tạo ra một ngăn cách giả định giữa nhà thơ và cuộc đời. Cho nên khi cuộc đời "tất cả không ngoài nghĩa khổ đau" thì tin vui mùa xuân đưa đến chỉ còn là một sự mỉa mai đau đớn :

Tôi có chờ đâu có đợi đâu
Đem chi xuân lại gợi thêm sầu ?
Với tôi tất cả như vô nghĩa
Tất cả không ngoài nghĩa khổ đau
(Xuân)

Chỉ có mùa thu là thật, cũng như chỉ có nỗi đau là thật, nhưng với thu ấy, cũng chỉ có một bóng người đi - về, đi tới đâu không biết, và về ở nơi không bao giờ tới và mong ước :

Ô hay tôi lại nhớ thu rồi
Mùa thu rớm máu rơi từng chút
Trong lá bàng thu đỏ rực trời
Đường về thu trước xa lăm lắm
Mà kẻ đi về chỉ một tôi

Người con trai mạnh mẽ và say đắm "chỉ một tôi" ấy không tìm thấy cho mình một khoảng lặng thanh thản giữa ngày để mơ mộng và yêu thương. Nhìn vào đâu cũng thấy chất ngất những tháp buồn chơ vơ. Tâm cảm con người cứ tràn ngập sắc úa quá vãng và siêu hình. Trong khoảng giữa năm, mùa nào cũng là "địa ngục". Ở mùa xuân thì nhớ mùa thu, ở mùa thu hiện tại thì chập chờn nhớ mùa thu quá khứ. Còn trong khoảng giữa ngày - buổi trưa, với lòng nhà thơ chỉ là một miền đất siêu trần thế :

Trưa lên trời. Và xanh thẳm bầu trời
Bỗng mê ly, nằm thấy trắng mây trôi
(Trưa đơn giản)

Hay ngay trong buổi đẩu ngày xán lạn, ta vẫn thấy Chế mặc tưởng u uất :

Mà lòng ta thổn thức mãi không thôi
Hay người khóc vì tháp Chàm quạnh vắng
Hay khóc vì xuân đến gạch Chàm rơi ?
(Bình Định, 9h sáng ngày 25-12-1936)

Chỉ có buổi tối, nơi bóng đêm ngự trị, nhà thơ mới được sinh tồn vì ở đó, những linh hồn "điêu tàn" bị khánh kiệt lòng tin mới biết cảm thông và gặp được nhà thơ :

Này, em trông một vì sao đang rụng
Hãy nghiêng mình mà tránh đi nghe em
Chắc có lẽ lính hồn ta lay động
Khi vội vàng trở lại nước non Chiêm
(Đêm tàn)

Khác với Hàn Mạc Tử - nỗi đau đời được diễn đạt bằng nỗi đau người, một nỗi đau trải nghiệm của thịt da tôi sượng sần và tê điếng, Chế Lan Viên nhức nhối một nỗi đau trí tuệ sâu sắc. Đó là cơn vật vã của suy tưởng chiêm nghiệm về xác tín, về niềm tin, về sự tồn tại của con người trên mặt đất, và về cái Tôi bị vong thân giữa đời . Bởi thế cách tìm kiếm phục sinh của Chế thật khác với bao nhà thơ khác như Vũ Đình Liên, Nguyễn Nhược Pháp, Nguyễn Bính, Đoàn Văn Cừ,... Những thánh đường, tháp cổ, những thiên thần vũ nữ đang nhảy những điệu luân vũ trần thế đầy gợi cảm hoan lạc trên đá hay những nét trầm tư của những con bò đá canh giữ vòm trời tinh tú của nền nghệ thuật kỳ diệu Chăm-pa đã không được ông chú ý. Ông chỉ khắc sâu nỗi "điêu tàn" đang có của nó để phục sinh những tâm hồn bị vong nô :

Ai tưởng đến tháp Chàm kia trơ trọi
Tháng ngày luôn rộng cửa đợi ma Hời
Ai nhìn đến làn thương rêu lở lói
Trên thịt hồng nứt nẻ gạch Chàm tươi
(Thu về)

Điêu tàn vì thế phần nào có thể làm cho một số người biết suy nghĩ và nhớ lại thân phận đích thực của mình cùng những bài học lịch sử đầu lòng của một dân tộc chưa bao giờ chịu làm nô lệ.

Và ngày nay, đọc Điêu tàn, chúng ta cảm ơn rất nhiều nhà thơ Chế Lan Viên, nhưng ở một bình diện khác, tôi còn muốn cảm ơn thế giới nghệ thuật còn lại của Chăm-pa : Chính thế giới này không chỉ là chất liệu cho cảm hứng thi ca một thời mà nó còn là toàn bộ thần thái buồn bã ảo nảo và đau đớn cùng cực của Điêu tàn của Chế Lan Viên nói riêng và của trường thơ Loạn Bình Định nói chung. Chính nó đã làm nên khí chất, sắc thơ và tình điệu thẩm mỹ cho trường phái thơ nổi tiếng này, và cũng từ đấy ghi lại một dấu son khó phai trong lịch sử thi ca Việt Nam hiện đại.
*
Go to the top of the page
 
+Quote Post
Van-Hoang
post Sep 10 2006, 04:44 PM
Bài viết #4

Trung sĩ
***

Nhóm: Thường dân
Bài Viết: 54
Gia Nhập: 29-October 05
Đến Từ: Cố đô Huế
Thành Viên Thứ: 173



THẦN BÍ MỸ SƠN





Đối diện với đền tháp Mỹ Sơn là đối thoại với sự thịnh suy của lịch sử, sự huy hoàng và tàn phai... Do nhiều cuộc chiến tranh liên tiếp, một số bi ký bị xóa nhòa và thất lạc. Ngày nay, chúng ta chỉ còn biết ngoài Đại vương Bhadravarman thì ba vị vua có công trùng tu và xây dựng thánh đô Mỹ Sơn là Harivarman (1074), Jaya Harivarman (1157) và đức vua Paramesvaravaraman (cuối thế kỷ 13) là người cuối cùng được thờ cúng tại Thánh đô Mỹ Sơn.

Trong suốt 10 thế kỷ, Mỹ Sơn là chỗ dựa tinh thần của hàng chục triều đại và hàng triệu con người. Hằng năm khách thập phương trong vương quốc Champà và các vương quốc lân cận đã hành hương về thánh đô Mỹ Sơn để dâng lễ vật, cúng bái thần linh, cầu phước Thánh, tẩy tâm hồn. Các tu sĩ Bà-la-môn hằng ngày giảng đạo, cầu nguyện, tham thiền, dạy kinh hoặc chữa bệnh cho người ốm bằng cây thuốc, xoa bóp, nhân điện và thần chú. Các Hoàng tử, Công chúa từ kinh đô Trà Kiệu (Simhapura) tựu về học đạo, hoặc cùng với vũ nữ, nhạc công, khách thập phương múa hát, rong chơi trong rừng, tắm gội đùa giỡn dưới suối bên cạnh những con thú quen thuộc như két, cọp, khỉ, hươu, nai biết nói cười và cây cỏ biết ca hát. Đêm đêm, thần Krisna đánh xe ngựa về làng múa hát với mục đồng và chơi dùa với những cô thôn nữ xinh đẹp. Thần Siva cưỡi con bò vàng Nandin lang thang trên các triền dồi và những làng mạc hoang vu để canh giữ ma quỷ. Thần Brahma cưỡi con thiên nga lông trắng, thần Visnu cưỡi chim thần Garuda từ ngọn núi thiêng bay về đền tháp rồi bay cùng khắp xứ sở để cứu giúp những linh hồn đau khổ. Các thần còn tạo nên những trận gió, cơn mưa để tưới mát mùa màng, cỏ cây muông thú, con người, giúp chúng chóng sinh sôi nảy nở. Thỉnh thoảng trong đêm người ta thấy những ánh lửa từ rừng rậm bay về múa lượn trên đền tháp và nghĩ rằng đó là những vị cao tăng ẩn cư xuất hồn đi dạo chơi...

Ngày nay những chuyện hoang đường về Mỹ Sơn tương tự như thế vẫn còn lưu truyền rộng rãi trong dân gian quanh vùng.

...Trên đỉnh núi thiêng Mahaparvata có một vườn cây ăn trái gọi là Vườn Bà. Một hôm, có người thợ săn đuổi theo con hươu lên đến đỉnh Hòn Đền. Hươu chạy vào hang đá. Anh chạy theo; chẳng thấy hươu mà chỉ thấy một pho tượng nữ thần bằng vàng án ngữ lối vào hang đang nghiêm khắc nhìn anh. Một con két lớn chạy lại cắn vai, anh hất két bay qua vách đá. Két cào vào vách đá một chặp làm rơi xuống mảnh dá. Anh nhặt lên thì thấy có ba chữ Hán, đem về hỏi, người biết chữ Hán bảo đó là 3 chữ "Không được nói". Người thợ săn không dám kể với ai, chỉ hỏi xa gần những bạn đi săn và đi củi xem có ai thấy cái hang ở ngọn Hòn Đền không. Ai cũng bảo không thấy. Rất lâu sau dó, người thợ săn đánh liều lên tìm lại cái hang nhưng tìm suốt một ngày mà vẫn không thấy hang đâu cả.

Rừng quanh thung lũng Mỹ Sơn có một giống khỉ lông trắng, dân ở đây gọi là Khỉ Thần. Có hai người đốn củi đón bắt được chú khỉ con, bứt dây rừng trói lại. Trói khỉ xong, thì cả hai người ngồi xuống bất động. Đến trưa có một ngươi đốn củi khác gánh củi về, nhìn thấy chú khỉ bị trói biết hai người kia đã bắt khỉ thần. Anh đến mở trói thả cho khỉ chạy thì hai người cùng đứng dậy và nói được.

Chuyện về Mỹ Sơn thì nhiều vô kể, đang được lưu truyền và sống mãi trong lòng những người ngưỡng mộ, tôn sùng và yêu quí thánh tích Mỹ Sơn. Nó sẽ còn được trí tưởng tượng phong phú của dân gian sáng tác, thêu dệt, thần thánh hóa thêm để trở thành những truyền thuyết mới lưu lại cho con cháu sau này...

Khoảng 4 đến 5 giờ sáng, lúc bóng tối sắp ra đi nhường thiên nhiên cho ánh sáng, rừng Mỹ Sơn chầm chậm sáng lên, một thứ ánh sáng non nớt bao trùm lên cảnh vật núi non cây cối và đền tháp. Những ngọn tháp ở Mỹ Sơn giống như vừa được tắm gội, những viên gạch lấp lánh sáng, và ửng hồng dần trước bình minh.

Khi ấy du khách hãy đi thật thậm quanh cái đền thờ theo chiều quay trái đất từ đông sang tây (đây là cánh đi của người xưa và của những thiền sư phái Mật tông Đại Thừa). Đi như thế nhiều vòng, du khách sẽ thấy những hiện tượng đặc biệt xảy ra trong nội tâm... Có người thấy mình như một kẻ lữ hành cô độc vất vưởng trong thế giới lạ lùng của đền tháp, trong ảo ảnh của thung lũng, cây cỏ và núi rừng.

Đêm Mỹ Sơn - nhất là những đêm trăng sao, du khách có cảm tưởng rằng chỉ cần leo lên những ngọn núi kia sẽ đưa tay hái được cả trăng và sao.

Ngồi ngắm sao trời và suy ngẫm về sự vận hành của vũ trụ, của các tinh tú du khách sẽ thấy gần gũi thân mật với thiên nhiên và hình như giữa con người và thiên nhiên không còn phân cách. Dưới bầu trời tinh tú bao la, những tư tưởng chật hẹp, ích kỷ sẽ biến mất, chỉ còn thấy sự đổi thay kỳ thú mầu nhiệm của thiên nhiên. Trong giây phút tĩnh lặng ấy, du khách sẽ nghe thiên nhiên Mỹ Sơn lên tiếng. Có thể đó là tiếng vượn hú, tiếng mang kêu, tiếng trĩ gáy, tiếng róc rách của suối, tiếng rả rích của côn trùng... Những âm thanh này phải cảm nhận và nghe bằng trái tim. Khi ấy, du khách sẽ nghe được tiếng nói của những viên gạch vỡ, của những bút tượng cụt đầu, nghe được tiếng vó ngựa, tiếng gươm khua, và tiếng những ngôi đền đổ sụp giữa thinh không !

Lúc bấy giờ, xin hãy trở lại nhìn những pho tượng đá dưới trăng. Du khách sẽ hỏi vì sao con bò đá lại trầm tư như một nhà hiền triết, thần Siva cụt tay vẫn tiếp tục điệu múa luân chuyển, những người cầu nguyện, những vũ nữ gợi cảm đang phô diễn hết vẻ đẹp của thân thể trong điệu múa hoan lạc, những người đưa tay chống đỡ bầu trời... Và, có lẽ du khách sẽ vừa lòng khi mơ hồ tìm ra một lời giải đáp nào đó về thế giới thần bí ở Mỹ Sơn.
Go to the top of the page
 
+Quote Post
Van-Hoang
post Sep 10 2006, 04:52 PM
Bài viết #5

Trung sĩ
***

Nhóm: Thường dân
Bài Viết: 54
Gia Nhập: 29-October 05
Đến Từ: Cố đô Huế
Thành Viên Thứ: 173



Khám Phá Mới

Những bí ẩn về kỹ thuật xây dựng là vấn đề được các nhà nghiên cứu quan tâm tìm hiểu. Kiến trúc Champa ở Mỹ Sơn hiện nay, dù được xây dựng trong thế kỷ nào, các viên gạch xây dựng nên tháp đều được xây mài khít liền khối, không hề thấy mạch vữa kết dính. Các viên gạch liên kết với nhau vững chắc, ổn định gần ngàn năm nay.

Các viên gạch gắn kết với nhau tạo ra công trình kiến trúc thanh thoát khoẻ mạnh, hình khối nuột nà giàu cảm xúc. Vậy người xưa xây dựng theo kỹ thuật nào, có chất kết dính hay không?

Hàng chục năm nghiên cứu, các nhà nghiên cứu đã đưa ra những bằng chứng thuyết phục. Những kiến trúc ở Mỹ Sơn được xây dựng bằng gạch đã nung sẵn, vật liệu này được chế tác ngay tại địa phương. Phân tích hoá chất trên bề mặt kết dính các viên gạch cho thấy các viên gạch được gắn kết bằng nhựa thực vật khai thác tại rừng núi trong vùng. Đó là nhựa cây dầu rái (tên khoa học Dipterocarpus Alatus), là chất nhớt dạng nước có màu vàng nhạt trong suốt, độ kết dính cao, không thấm nước. Khi sử dụng bôi trên bề mặt, các viên gạch gắn kết với nhau vững chắc.

Để xây tháp, các viên gạch được mài bề mặt khá phẳng gắn với nhau bằng nhựa cây dầu rái tạo nên khối chập liền khít liên kết ổn định vững chắc. Khi xây, dựa vào mặt bằng, bình đồ khối tạo tác nên hình dáng, người ta xây mài chập các viên gạch với nhau.

Tiếp theo là khắc tạc các hoa văn, hoạ tiết trang trí trên kiến trúc, sau khi hoàn thành lại phủ lên toàn khối một lớp nhựa mỏng làm chất ngăn cách hạn chế sự tác động của môi trường; chính vì thế các kiến trúc ngàn năm tuổi vẫn ngời lên màu gạch đỏ tươi nồng ấm, mặc cho sự can thiệp của tự nhiên.

Kết quả nghiên cứu này càng được khẳng định khi năm 2003 các cuộc khai quật khảo cổ nhóm tháp G tại Mỹ Sơn, các chuyên gia Ý đã khẳng định nhựa cây dầu rái là chất kết dính trong kiến trúc tháp Champa và sử dụng chất này phục vụ cho việc trùng tu tôn tạo.

Theo tài liệu bia ký để lại, trên nội dung văn bia Mỹ Sơn I tạo dựng vào cuối thế kỷ 4 đầu thế kỷ 5 cho biết, trước khi vùng đất này được dâng lên thần linh vĩnh viễn, đây là nơi tu luyện của các đạo sĩ, những người chịu ảnh hưởng của Ấn Độ giáo khi gia nhập vào đời sống tinh thần cư dân Chăm, nơi đây đã có nhiều đền tháp được xây dựng bằng vật liệu nhẹ như gỗ tre, nguyên liệu có sẵn tại địa phương. Khi điều kiện kinh tế phát triển, đền tháp được xây dựng bằng chất liệu gạch, đá bền vững.

Trong khi đó, những công trình kiến trúc hiện còn cho biết được xây dựng từ thế kỷ 8 (tháp Mỹ Sơn C7). Năm 2005, một cuộc khai quật khảo cổ học trong lòng đất Mỹ Sơn được tiến hành trước nhóm tháp D, nhóm tháp trung tâm của khu di tích này. Dưới lòng đất từ độ sâu 0,9 đến 1,1m so với mặt bằng hiện tại và 2,3m so với mặt bằng lòng kiến trúc cho thấy ở đây có một lớp kiến trúc có niên đại sớm hơn, đã từng được dựng xây trước đó. Lớp kiến trúc này có các bộ phận trang trí còn nguyên khối được khắc tạc đẹp, có tính nghệ thuật cao, những ngói mũi lá dài nhọn; đầu ngói ống trang trí hoa văn như kiến trúc được biết đến qua các cuộc khai quật Trà Kiệu - kinh đô Simhapura cổ kính của người Chăm xưa nằm không xa Mỹ Sơn.

Kết quả khai quật này cho thấy có một lớp kiến trúc được xây dựng sớm, sau này do nhiều yếu tố bị sụp đổ mà các công trình kiến trúc hiện còn xây đè lên trên cùng một địa điểm.

Cuộc khai quật tháp F1 năm 2002 cho thấy mặt bằng phần đế tháp có bình đồ hình chữ nhật, phần thân tháp có mặt bằng hình vuông. Chất liệu và kỹ thuật xây dựng cùng mỹ thuật trang trí có sự chênh nhau của thời đại dựng xây. Đặc biệt, trong lòng tường thân tháp phát hiện một viên gạch sử dụng lại có hoa văn trang trí, cho thấy khi xây dựng lại tháp, việc sử dụng lại nguyên liệu của thời đại trước là bình thường. Như vậy ngôi tháp này phải có hai niên đại dựng xây của hai phần khác nhau. Việc xây dựng nhóm tháp G có dùng lại những thành phần chất liệu đá của các công trình trước đó đã bị sụp đổ. Biết bao thế hệ người Chăm dựng xây tạo tác, thế hệ này qua thế hệ khác để có một diện mạo Mỹ Sơn hôm nay.

Ngoài các tác phẩm nghệ thuật chất liệu đá, qua khai quật lòng tháp Mỹ Sơn C7 đã tìm thấy một bộ đồ trang sức bằng lim loại quý có giá trị mỹ thuật cao - những vật dâng cúng cho thần. Thông tin từ những trang sử đá cho biết các triều đại Champa thường dâng cúng các hiện vật kim loại có giá trị lên thần linh. Nhưng đến nay, chỉ tìm thấy một bộ đồ trang sức kim loại trên. Khi nghiên cứu thành phần trên các bệ thờ, các nhà nghiên cứu nhận thấy dấu vết kỹ thuật dùng để gắn các hiện vật kim loại quý. Đó là các lỗ mộng hình vuông, mộng tròn có kích thước nhỏ. Việc phát hiện những đồ kim loại liên quan đến các di tích là tín hiệu cho thấy một nẻo đường tiếp cận để tìm hiểu khu di tích này một cách toàn diện hơn.

TS Lê Đình Phụng (Viện Khảo cổ học )

Ảnh: Xuân Bình


--------------------------------------------------------------------------------

Đã có những khám phá gì?

Toàn bộ khu di tích với các công trình kiến trúc đều được xây dựng nằm gọn trong một vùng thung lũng nhỏ vòng tròn, được khép kín với đường kính từ 1,8 đến 2 km. Bao quanh thung lũng là hệ thống núi thấp sàn sàn nhau, cao từ 400 đến 500 m, nổi bật lên phía tây - nam là đỉnh núi Răng Mèo cao hơn 700m, ngọn núi được coi là cao nhất của hệ thống núi ven dòng sông Thu Bồn trên địa bàn tỉnh Quảng Nam. Đỉnh núi ấy là Núi Chủ - hay còn gọi là Hòn Đền - núi thiêng trong tâm thức của cư dân vùng. Vào thung lũng chỉ có một con đường duy nhất, khúc khuỷu, cheo leo sườn núi chạy ven con suối từ thung lũng chảy ra đổ vào sông Thu Bồn. Một thung lũng có không gian cách biệt, không có tên gọi. Để định danh cho khu di tích, các học giả đã đặt tên theo tên gọi địa danh một làng cư trú gần khu di tích nhất; đó là làng Mỹ Sơn thuộc xã Duy Phú, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam ngày nay. Từ đó tên di tích được gọi là khu di tích Mỹ Sơn.

Sau khi điều tra khảo sát, họ đã tìm thấy nơi đây một quần thể kiến trúc tôn giáo lớn gồm 68 công trình kiến trúc khác nhau, được phân bố trên 10 địa điểm trong đó có 8 cụm kiến trúc, tập trung chủ yếu chính giữa vùng lòng chảo của thung lũng.

Từ hệ thống bia ký ở đây, các nhà nghiên cứu đã biết được rằng, cuối thế kỷ 4 đầu thế kỷ 5, vùng đất thung lũng Mỹ Sơn này đã được vua Bhadravarman I hiến dâng cho thần linh, xây dựng nơi đây làm trung tâm tôn giáo của vương quốc. Đây là nơi thờ thần Bhadresvarax - một dạng thể hiện của thần Siva - vị thần tối cao của Ấn Độ giáo làm vị thần bảo trợ cho vương triều và quốc gia với mong muốn được trường tồn mãi mãi. Từ đó, các vương triều tiếp tục xây dựng, tôn tạo để hình thành nên diện mạo khu di tích ngày nay. Vương triều Paramesvaravarman vào cuối thế kỷ 13 trở thành vương triều xây dựng những kiến trúc cuối cùng trước khi vùng đất này hoà nhập vào lãnh thổ cộng đồng chung của dân tộc.

Bằng tài hoa của mình cùng với lòng sùng kính gửi về thế giới thần linh, các nghệ nhân điêu khắc đá người Chăm đã khắc tạc nên hệ thống tượng thờ, các tác phẩm điêu khắc đá vô cùng sống động. Đó là những hệ thống bệ thờ hình chữ nhật, hình vuông khối hộp thắt giữa, những bệ tròn nuột nà tinh xảo thể hiện cảnh đạo sĩ giảng kinh sách, cảnh bồng bềnh huyễn hoặc trong đề tài đản sinh của thần Brahma, cảnh nhảy múa bốc lửa trong vũ điệu Nataraja của thần Siva, cảnh quỷ vương Ravana trong cuộc đấu trí với các thần. Bên cạnh đó là hệ thống các vị thần được thờ trong các kiến trúc, tượng thần Siva, thần Brahma, thần Visnu, thần Surya, thần Dvarapala v.v… cùng các con vật linh như sư tử Simba, bò Nandin, ngỗng Hamsa, thần điểu Ganesa, voi, ngựa….hình thành nên hệ thống tượng thần theo nội dung thần thoại tôn giáo Ấn Độ. Đặc biệt hơn cả là hệ thống ngẫu tượng linga - yony với nhiều kích thước khác nhau nhưng đều được thể hiện hình khối gọn chắc, hoạ tiết trang trí hoàn chỉnh, khắc tạc tỉ mỉ trau chuốt thể hiện nội dung 3 vị thần tối cao của Ấn Độ giáo: Brahma - Visnu - Siva trên cùng một khối tượng, thể hiện khát vọng sinh sôi sáng tạo của con người.


--------------------------------------------------------------------------------

Tái phát hiện di tích Mỹ Sơn

Vào cuối thế kỷ 19, cùng với việc tổ chức bóc lột vơ vét tài nguyên thiên nhiên, thực dân Pháp cũng quan tâm đến các nền văn hoá cổ của các dân tộc người trên vùng đất thuộc địa. Năm 1885, trong khi tổ chức khám phá vùng đất thượng nguồn sông Thu Bồn (Quảng Nam), những người thám hiểm được người dân địa phương dẫn đến một khu di tích bị lãng quên nằm chìm dưới tán lá cây rừng cùng dây leo rậm rạp của vùng rừng nhiệt đới trong một thung lũng nhỏ nằm ven sông. Họ thực sự ngỡ ngàng khi thấy nơi đây còn lưu giữ cả một quần thể kiến trúc cùng những tượng đá rêu phong bí ẩn, dấu vết huy hoàng của một nền văn minh đã tắt trên dải đất miền Trung. Do điều kiện địa hình hiểm trở, phải đến năm 1895 những người Pháp đầu tiên - ông C.Paris mới đến nghiên cứu khu di tích này và cho phát quang để bảo vệ các công trình kiến trúc. Năm 1898 - 1899 các học giả của Viễn Đông Bác cổ do L.Pinot cầm đầu đến đây mở đầu cho việc nghiên cứu khu di tích này một cách có hệ thống. Từ năm 1901 - 1904, những cuộc khai quật khảo cổ do H. Parmentier cùng Ch. Capeaux tiến hành đã cho thấy những diện mạo cơ bản của di tích. Nhiều năm tiếp theo, khu di tích này trở thành tâm điểm được các nhà nghiên cứu quan tâm trên nhiều lĩnh vực và từng bước làm sáng rõ những giá trị văn hoá tôn giáo ẩn chứa trên mỗi công trình kiến trúc, các tác phẩm điêu khắc đá cùng những hiện vật liên quan đến di tích.
Go to the top of the page
 
+Quote Post

Reply to this topicStart new topic
> 1 Người đang đọc chủ đề này (1 Khách và 0 Người Ẩn Danh)
0 Thành Viên:

 

.::Phiên bản rút gọn::. Thời gian bây giờ là: 2nd May 2024 - 05:07 AMSpring Style