Chào mừng Khách ( Đăng nhập | Đăng kí )

IPB
 
Reply to this topicStart new topic
> TỔ QUỐC NHÌN TỪ XA, Nguyễn Duy
Khách_Yananpura_*
post Mar 29 2007, 02:07 PM
Bài viết #1




Khách vãng lai



Nhà thơ Nguyễn Duy: Dù ở đâu tổ quốc vẫn trong lòng
Lưu Trọng Văn

*****

TỔ QUỐC NHÌN TỪ XA


Có một thời ta mê hát đồng ca
Chân thành và say đắm
Ta là ta mà ta vẫn mê ta
Có một thời hùng vĩ lắm
Hùng vĩ đau thương
Hùng vĩ máu xương
Mắt người chết trừng trừng không chịu nhắm
Có một thời không thể nào phủ nhận
Tất cả trôi xuôi cấm lội ngược dòng
Tất cả xuyên suốt hai cuộc chiến tranh
Thời hậu chiến vẫn ta người trong cuộc
Bao nổi rức ray không thể nào giải thích được
-Xứ sở phì nhiêu sao thật lắm ăn mày
-Xứ sở nhân tình sao thật lắm thương binh
Đi kiếm ăn đủ kiểu
Nạng gỗ khua rổ mặt đường làng
Mẹ liệt sĩ gọi con đội mồ lên đi kiện
Ma cụt đầu phục kích cửa nhà quan
-Xứ sở từ bi sao thật lắm thứ ma
Ma quái ma tà ma cô ma mảnh
Quỷ nhập tràng siêu vẹo nhưng hình nhân
-Xứ sở thiêng liêng sao lắm đình chùa làm kho họp tác
Đánh quả tù mù trấn lột cả thần linh
Tượng phật khóc đức tin lưu lạc
Thiện ác nhập nhằng công lý "nổi lênh bênh"
-Xứ sở thông minh sao lắm trẻ em thất học
Lắm ngôi trường xơ xác đến tan thương
Tuổi thơ oằn vai mồ hôi nước mắt
Tuổi thơ còng lưng trên chiếc bơm xe đạp
Tuổi thơ bay như lá ngả tư đường
Bịt mắt bắt dê đâu cũng """từ phạm húy"""ng thần đồng
-Xứ sở thật thà sao thật nhiều thứ điếm
Điếm biệt thự, điếm công viên
Điếm đường, điếm chợ
Điếm cấp thấp bán trôn nuôi miệng
Điếm cấp cao bán miệng nuôi trôn
Vật giá gia tăng hạ giá tâm hồn
-Xứ sở bao dung sao lắm thần dân lìa xứ
Lắm cuộc chia ly miệng tóet toe cười
Bỏ mặc cỏ hoang cánh đồng gái góa
Chen chúc nhau sang nước người làm thuê
Biển Thái Bình bông bênh thuyền định mệnh
Nhắm mắt đưa chân chẳng hẹn ngày về
-Xứ sở cần cù sao thật lắm lãng ông
Lắm mẹo lãng công
giả vờ lảnh lương giả vờ làm việc
Tội lỗi dững dưng lạnh lùng gian ác vặt
Ồ ạt xuống đường các tập đòan quân
Buôn hàng lậu
Buôn quan
Buôn thánh thần, buôn thuốc
Quyền lực bày ra đấu giá giữa công đường
-Xứ sở kỷ cương sao thật lắm thứ vua
Vua mánh, vua lừa
Vua trộm, vua cướp
Vua không ngai, vua choai choai
Vua nhỏ
Lãnh chúa sứ quân san sát vùng cát cứ
Lúc nhúc cường hào đầu trâu mặt ngựa
Luật pháp như đùa, như có, như không
Đôi khi tức máu lên đồng
Hồn thóat xác giũ ruột gan ra đếm
Trích một giọt máu thường ra xét nghiệm
-Tí trí thức, tí thợ cày, tí điếm
-Tí con buôn, tí cán bộ, tí thằng hề
Miếng quá độ nuốt vội vàng sống xít
Mất vệ sinh bội thực tư hào
Sự thật hôn mê
Ngợi ca ngộ độc
Bệnh và tật bao năm còn ứ lại
Biết thế nhưng mà biết làm sao?
Chả lẽ cứ chưởi cứ chê
Hay cứ nhai đi nhai lại
Lạy ông "Cơ chế" lạy bà "Tư duy"
Xin đừng hót những lời chim chóc mãi
Đừng lớn lối khi dân mình ốm đói
Vẫn còng làm cho thẳng lưng ăn
Đổi mới thật hay giả vờ đổi mới?
MÁU NHIỂM TRÙNG CÓ THAY THẾ ĐƯỢC CHĂNG!
Thật đáng sợ ai không còn thương ai!
Càng đáng sợ khi không còn ghét ai!
Ngày càng hiếm hai câu thơ tuẫn tiết
Ta là ai? Ta cần thiết cho ai?
Có thể ta không còn tin ai đó
Có thể ai không còn tin ta nữa
Dẫu làm sao vẫn tin ở con người
DẨU LÀM SAO ĐỪNG KHOANH TAY BÓ GỒI


Nguyễn Duy 1988

Nhà thơ Nguyễn Duy: Dù ở đâu tổ quốc vẫn trong lòng


Cánh cầm bút “buôn dưa lê” ưa tung ra nhận xét về các nhà văn, tới Nguyễn Duy thường bảo: “Cha Duy coi vậy chứ khôn lắm!”. Ơ hay, các anh, các ả tí toáy văn chương lại cứ hay cho rằng "khôn" là một thứ chả ra gì, tóm lại là không nghệ sĩ, không thi sĩ. Nhưng thật ra mấy ai chơi với Duy mà hiểu hết Duy để biết thương cái “khôn” của Duy ? Nghe ra có vẻ nghịch lý, người ta lo thương cái “dại” chứ hơi sức đâu mà đi lo thương cái “khôn” bao giờ ?
Thôi hết thời rồi một gã lực điền băm bổ, ăn một lèo 10 bát cơm, ưa mặc áo lính thùng thình bỏ ra ngoài cái quần lính cũng không kém thùng thình (hình như vì không có dây nịt). Bây giờ Duy chậm chạp đến rề rề, và lúc này đây ngồi trên chiếc ghế tre nhìn ra bụi trúc nhỏ đón mặt trời. Đón không phải để... chào, mà để chằm chằm nhìn thẳng vào ông mặt trời. Chả phải ương ngạnh gì đâu, mà vì nghe theo lời một ông thầy, rằng: "Mỗi sớm con cứ nhìn thẳng vào mặt trời lên 15 phút, sự cường tráng sẽ trở lại với con". Sớm nay như mọi sớm mùi khoai nướng đã lên rần rần rồi nhưng ánh mặt trời lại tản mát đẩu đâu. Duy bảo: "Bây giờ tôi chả ăn được gì ngoài khoai". Duy lại bảo: "Một ngày buồn vì không được nhìn thẳng vào mặt trời tròn trịa".
Lâu rồi mỗi đứa một phương... sống, chả lúc nào ngồi lại với nhau để bàn chuyện văn chương. Tôi chuẩn bị vài ba câu hỏi ất ơ định làm một bài phỏng vấn ất ơ. Đại loại như: "Ông sinh ra ở một gia đình nhà nông chẳng ai ngó ngàng đến thơ, ấy thế mà ông lại trở thành nhà thơ, trong khi ba đứa con của ông rành rành sinh ra trong một gia đình... thơ lại chả đứa nào ngó ngàng đến thơ ? Thơ có lỗi hay ông có lỗi ?".
Đại loại: "Giữa cái việc bỏ thuốc lào với bỏ thơ, rõ ràng bỏ thuốc lào có lợi cho mạng sống của ông hơn, tại sao chỉ đến khi bị ngã què chân ông mới bỏ, trong khi lúc đôi chân còn băm bổ ông đã bỏ... thơ ?". Nhưng tôi chả hỏi được câu hỏi nào dự tính trước, Duy không cho tôi cái cơ hội hỏi ấy, bởi, Duy không muốn tôi biết cái chầu rìa mon men mà muốn cho tôi biết cái lõi tôi cần phải biết từ Duy. Tôi linh cảm rằng với con người mỗi sớm chờ mặt trời lên để nhìn trừng trừng vào, đây không chỉ là "muốn cho" mà còn là "muốn... trút" .
Duy đứng dậy với tay lấy cái làn tre treo ở mái hiên bựng vốc trà sen cho vào quả trứng bạc thả vào "lọ" nước sôi. Hừ, pha trà sen kiểu này cụ Nguyễn Tuân biết cụ chửi chết. Nhưng Duy "cóc" sợ ai chửi nữa. Pha trà thế nào trà vẫn đậm hương trà, sen vẫn đậm hương sen thì pha.
Nguyễn Duy: Có """từ phạm húy"""ng chạm xã hội mới ra cái thần hồn văn chương. Nhưng khổ nỗi nhà văn cũng có năm bảy loại nhà văn. Có anh nhà văn viết... chơi thôi. Có anh nhà văn viết ba lăng nhăng để kiếm sống, có anh nhà văn lo kiếm... chức, có tí quyền lực. Còn nhà văn... thật ? Ở anh nhà văn thật ấy có một nhà hiền triết, một nhà văn hóa, một nghệ sĩ. Thực ra cái lõi của văn chương là triết. Từ cả những chuyện đùa cợt, tầm phào nhất cũng có thể phả triết học vào, có thế mới dội lại được cuộc đời. Chỉ khác nhà triết học trình bày triết học của mình bằng lý lẽ, khoa học, còn nhà văn bằng cảm xúc. Thời buổi hiện đại rồi đâu có phải ai cũng thành "nhà thơ" được. Làm thơ phải đọc, phải đi đó đi đây, không có kiến thức tổng hợp xã hội sao làm thơ cho ra cái thời hôm nay ? Ấy """từ phạm húy"""ng đến đọc, đến đi, đến kiến thức đều cần phải có tiền đấy. Nhưng tiền ấy ở đâu ra ? Ngồi trông chờ ai đó, đều không viết được, đều không thành hết. Tôi đã từng ký những hợp đồng... viết ấy, nhưng viết được chữ nào đâu ? Mà nếu có chữ thì chữ ấy không thành văn chương. Để thành một nhà văn lớn ở nước mình khó lắm, phải là một nhà văn hóa lớn, không thâu tóm được tinh hoa văn hóa dân tộc vào một cá thể không thể trở thành một nhà văn hóa lớn ! Nước mình có ông nhà văn nhiều chữ - chơi chữ thành thần, tôi phục ông ấy chơi chữ, nhưng bảo thành cái gì bày lên bàn đi, không bày được ông ạ.
Trà tuần đầu đã nhạt, Nguyễn Duy lại lọ mọ chống đôi chân khập khiễng đến bên mái hiên có treo cái làn tre. Lặp lại động tác cũ, nhón lấy nắm trà sen thả vào quả trứng bạc, rồi cầm cái cần treo quả trứng bạc nhứ nhứ như câu nhái.
Nguyễn Duy: Văn chương thời quái nào cũng vậy, không """từ phạm húy"""ng đến kinh mạch, huyệt đạo của xã hội không thể thành văn chương đích thực được, mà chỉ là thứ kể chuyện vặt qua ngày. Bút lực tôi ào ào, nếu bảo nhà văn lớn là số lượng chữ tôi có thể đua thành... lớn. Nhưng để mỗi con chữ có linh hồn thì... Ngày xưa cụ Tản Đà bảo có văn thật, văn chơi. Thế nào là chơi, thế nào là thật ? Chơi như anh làm thơ ứng khẩu ấy mà. Để có văn thật đã khó, được người đời chấp nhận văn thật ấy, khó hơn. Làm văn chương thật là phải rũ được gan ruột mình ra. Hà... hà... tôi cũng thử " rũ" một tí thì đã bị người đời đập cho rũ mặt rồi:
" Trích một giọt máu thường xét nghiệm
Tí trí thức, tí thợ cày, tí điếm
Tí con buôn, tí cán bộ, tí thằng hề
Phật và ma mỗi thứ một tí ti..."
Nói một cách nghiêm túc trong đó có cả mình, chả lẽ mình rũ gan ruột mình ra chửi mình cũng không được sao ?
Bây giờ Nguyễn Duy đóng căn cứ trên gác thượng ngôi nhà ông mới hoàn thành này. Bán miếng đất ở Lồ Ồ, bỏ ra một năm mở quán... vịt, trổ tài đánh tiết canh vịt, rồi đi vay bạn bè mới đủ tiền lên cái nhà này đây. Nhưng lên nhà mát cái mặt rồi vẫn canh cánh nỗi lo trả nợ bạn bè, thế là bày ra trò làm lịch... thơ. Thúng, mủng, cối, chày triển lãm thơ khắp thế giới đem ra chụp lại rồi đề thơ lên đấy, in, bán, lời. Ba vụ lịch đủ "rũ" sạch nợ. Ai bảo Duy không có tí máu kinh doanh, tí máu con buôn ? Có lúc thấy Duy phải đọc thơ cho cả kẻ mình không ưa, ai bảo Duy không có tí thằng... hề ? Ngày ngày Duy vẫn phải đến cơ quan, chả gì cũng là một ông lãnh đạo văn phòng phía Nam của một tờ báo, rõ ràng Duy không chỉ "tí cán bộ" mà nhiều... tí cán bộ. Nhưng có thấy một Nguyễn Duy mấy chục năm bươn chải nuôi vợ con nheo nhóc rồi giúp họ hàng ở quê nheo nhóc làm đủ thứ chuyện: nuôi lợn, đạp xích lô, nấu rượu, viết thuê, giúp vui bên chén rượu với mấy gã giàu tiền, ú chức mới hiểu Duy phải "khôn" cái tiểu tiết để được "dại" cái đại sự. Đại sự ấy Duy đã có rồi: Vợ và các con thoát được cảnh nghèo. Đại sự ấy Duy đã có rồi: Tuy không nói toẹt được trước những người cần nói "toẹt" điều cần nói, thì đã viết "toẹt" được điều cần viết bằng cả máu và nước mắt của mình trên giấy rồi đem in đàng hoàng. Bộ ba trường ca: Đánh thức tiềm lực, Nhìn từ xa Tổ quốc và Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ là một minh chứng. Gan ruột rũ ra hết ở đấy, tài năng, trí tuệ, nhân cách rũ ra hết ở đấy, và tình yêu Tổ quốc cũng rũ ra hết ở đấy. Đến đấy là dừng. Chính vì vậy Duy gác thơ. Nhưng cái nghĩa vụ công dân yêu nước thương nòi vẫn đeo đuổi Duy, Duy không buông bút, Duy vẫn viết nhưng là... văn để chứng minh điều Duy tâm đắc: "Nhà văn phải luôn là đại diện của thần thánh để sống với cuộc đời này".
Nguyễn Duy: Có anh nhà văn thấy người ta đang chơi te-nít nhảy vào đòi... chơi, hoặc chơi trò khác như đá banh, người ta kêu Xuân Tóc Đỏ ra tóm cổ liền. Nếu muốn chơi ở chỗ các ông hả ? Đi nhặt banh ! Tôi nghĩ tốt nhất nhà văn hãy làm bổn phận của mình là đi phóng các tuyến đường, """từ phạm húy"""ng nhà dỡ nhà, """từ phạm húy"""ng chùa dỡ chùa, chứ không phải cứ """từ phạm húy"""ng là uốn, là né. Nhưng """từ phạm húy"""ng gì thì """từ phạm húy"""ng, phóng tuyến đường gì thì phóng, anh nhà văn phải luôn luôn giữ ở trái tim mình:
“Dù ở đâu vẫn Tổ quốc trong lòng”
Im lặng một đẫn, rồi vài đẫn. Ơ hay, ở giữa Sài Gòn ồn ào quá mức này vẫn có cái khoảng im lặng đến da diết để nghe hai chữ Tổ quốc. Có kẻ nói hai chữ "Tổ quốc" ấy như con vẹt, nhưng cũng biết bao người con nước Việt mình nói đến "Tổ quốc" mà mắt như bị chìm đi bởi nước mắt.
Mặt trời đột ngột vo tròn lại ra đúng cái bản mặt của ngài. Tôi bảo: "Ông nhìn thẳng vào mặt trời đi!". Duy tháo cặp kính mở đôi mắt hơi nhỏ liếc ông mặt trời một cái, rồi toét cười: “Phải là mặt trời mới lên ông ạ".
Lưu Trọng Văn
(nhà thơ)
Go to the top of the page
 
+Quote Post
Tuan
post Mar 30 2007, 01:10 PM
Bài viết #2

Nguyên soái
*******

Nhóm: Thường dân
Bài Viết: 833
Gia Nhập: 21-October 05
Đến Từ: Hue
Thành Viên Thứ: 170



Điếm cấp cao bán miệng nuôi trôn

Câu này không hiểu





Tạm thời chạy xe ôm
0908325997 " seat behind and get delight "
Go to the top of the page
 
+Quote Post

Reply to this topicStart new topic
> 1 Người đang đọc chủ đề này (1 Khách và 0 Người Ẩn Danh)
0 Thành Viên:

 

.::Phiên bản rút gọn::. Thời gian bây giờ là: 4th May 2024 - 08:46 PMSpring Style