Chào mừng Khách ( Đăng nhập | Đăng kí )

IPB
 
Reply to this topicStart new topic
> Nguyên-Tắc Cúng, Khấn, Vái, và Lạy
nguyenhoanggiap
post Jun 11 2005, 09:13 AM
Bài viết #1

Bộ trưởng
******

Nhóm: Thường dân
Bài Viết: 461
Gia Nhập: 7-March 05
Đến Từ: Huế thành
Thành Viên Thứ: 6



Nguyên-Tắc Cúng, Khấn, Vái, và Lạy


I. Nghi-Thức Cúng Gia-Tiên

Khi cúng thì chủ gia đình phải bầy đồ lễ cùng với hoa quả theo nguyên-tắc “đông bình tây quả,” rượu, và nước. Sau đó, phải đốt đèn (đèn dầu, đèn cầy, hay đèn điện), thắp nhang, đánh chuông, khấn, và cúng trước rồi những người trong gia đình theo thứ tự trên dưới cúng sau. Nhang (hương) đèn để mời và chuông để thỉnh tổ tiên. Khi cúng thì phải chắp tay đưa lên ngang trán khấn. Khấn là lời trình với tổ tiên về ngày cúng liên quan đến tên người quá cố, ngày tháng năm ta và tây, tên địa phương mình ở, tên mình và tên những người trong gia đình, lý do cúng và lời cầu nguyên, v.v.. Riêng tên người quá cố ta phải khấn rõ nhỏ. Sau khi khấn rồi, tuỳ theo địa vị của người cúng và người quá cố mà vái hay lạy. Nếu bố cúng con thì chỉ vái bốn vái mà thôi. Nếu con cháu cúng tổ tiên thì phải lạy bốn lạy. Chúng ta cần hiểu cho rõ về ý nghĩa của Cúng, Khấn, Vái, và Lạy.

II. Định-Nghĩa của Cúng, Khấn, Vái, và Lạy

a. Cúng

Khi có giỗ Tết, gia-chủ bày hoa (bông) quả, nước, rượu, cỗ-bàn, chén bát, đũa, muỗng (thìa) lên bàn thờ rồi thắp nhang (hương), thắp đèn, đốt nến (đèn cầy), khấn, vái, hay lạy để tỏ lòng hiếu-kính, biết ơn, và cầu phước-lành. Đây là nghĩa rộng của cúng. Trong nghĩa bình-thường, cúng là thắp nhang (hương), khấn, lạy,và vái.

b. Khấn (*)

Khấn là lời cầu-khẩn lầm-rầm trong miệng khi cúng, tức là lời nói nhỏ liên-quan đến các chi-tiết về ngày tháng năm, nơi-chốn, mục-đích buổi cúng lễ, cúng ai, tên những người trong gia đình, lời cầu xin, và lời hứa.
Sau khi khấn, người ta thường vái vì vái được coi là lời chào kính-cẩn. Người ta thường nói khấn vái là vậy. Trong truyện Kiều, Nguyễn Du dùng từ khấn vái trong câu “Lầm rầm khấn vái nhỏ to,/ Sụp ngồi đặt cỏ trước mồ bước ra.” (câu 95-96)

c. Vái

Vái thường được áp-dụng ở thế đứng, nhất là trong dịp lễ ở ngoài trời. Vái thay thế cho lạy ở trong trường hợp này. Vái là chắp hai bàn tay lại để trước ngực rồi đưa lên ngang đầu, hơi cúi đầu và khom lưng xuống rồi sau đó ngẩng lên, đưa hai bàn tay xuống lên theo nhịp lúc cúi xuống khi ngẩng lên. Tùy theo từng trường-hợp, người ta vái 2,3,4, hay 5 vái (xem phần sau).

d. Lạy

Lạy là hành-động bày tỏ lòng tôn-kính chân-thành với tất-cả tâm-hồn và thể-xác đối với người trên hay người quá-cố vào bậc trên của mình. Có hai thế lạy: thế lạy của đàn ông và thế lạy của đàn bà. Có bốn trường hợp lạy: 2 lạy, 3 lạy, 4 lạy, và 5 lạy. Mỗi trường hợp đều có mang ý-nghĩa khác nhau.

- Thế Lạy Của Đàn Ông

Thế lạy của đàn ông là cách đứng thẳng theo thế nghiêm, chắp hai tay trước ngực và dơ cao lên ngang trán, cúi mình xuống, đưa hai bàn tay đang chắp xuống gần tới mặt chiếu hay mặt đất thì xòe hai bàn tay ra đặt nằm úp xuống, đồng thời quì gối bên trái rồi gối bên phải xuống đất, và cúi rạp đầu xuống gần hai bàn tay theo thế phủ- phục. Sau đó cất người lên bằng cách đưa hai bàn tay chắp lại để lên đầu gối trái lúc bấy giờ đã co lên và đưa về phía trước ngang với đầu gối chân phải đang quì để lấy đà đứng dậy, chân phải đang quì cũng theo đà đứng lên để cùng với chân trái đứng ở thế nghiêm như lúc đầu. Cứ theo thế đó mà lạy tiếp cho đủ số lạy (xem phần Ý-Nghĩa của Lạy dưới đây). Khi lạy xong thì vái ba vái rồi lui ra.
Có thể quì bằng chân phải hay chân trái trước cũng được, tùy theo thuận chân nào thì quì chân ấy trước. Có điều cần nhớ là khi quì chân nào xuống trước thì khi chuẩn-bị cho thế đứng dậy phải đưa chân đó về phía trước nửa bước và tì hai bàn tay đã chắp lại lên đầu gối chân đó để lấy thế đứng lên. Thế lạy theo kiểu này rất khoa-học và vững-vàng. Sở-dĩ phải quì chân trái xuống trước vì thường chân phải vững hơn nên dùng để giữ thế thăng-bằng cho khỏi ngã. Khi chuẩn-bị đứng lên cũng vậy. Sở-dĩ chân trái co lên đưa về phía trước được vững-vàng là nhờ chân phải có thế vững hơn để làm chuẩn.
Thế lạy phủ-phục của mấy nhà sư rất khó. Các Thầy phất tay áo cà sa, đưa hai tay chống xuống ngay mặt đất và đồng-thời quì hai đầu gối xuống luôn. Khi đứng dậy các Thầy đẩy hai bàn tay lấy thế đứng hẳn lên mà không cần phải để tay tỳ lên đầu gối. Sở dĩ được như thế là nhờ các Thầy đã tập-luyện hằng-ngày mỗi khi cúng Phật. Nếu thỉnh-thoảng quí cụ mới đi lễ chùa, phải cẩn-thận vì không lạy quen mà lại bắt chước thế lạy của mấy Thầy thì rất có thể mất thăng-bằng.

- Thế Lạy Của Đàn Bà

Thế lạy của các bà là cách ngồi trệt xuống đất để hai cẳng chân vắt chéo về phía trái, bàn chân phải ngửa lên để ở phía dưới đùi chân trái. Nếu mặc áo dài thì kéo tà áo trước trải ngay ngắn về phía trước và kéo vạt áo sau về phía sau để che mông cho đẹp mắt. Sau đó, chắp hai bàn tay lại để ở trước ngực rồi đưa cao lên ngang với tầm trán, giữ tay ở thế chắp đó mà cúi đầu xuống. Khi đầu gần chạm mặt đất thì đưa hai bàn tay đang chắp đặt nằm úp xuống đất và để đầu lên hai bàn tay. Giữ ở thế đó độ một hai giây, rồi dùng hai bàn tay đẩy để lấy thế ngồi thẳng lên đồng-thời chắp hai bàn tay lại đưa lên ngang trán như lần đầu. Cứ theo thế đó mà lạy tiếp cho đủ số lạy cần thiết (xem phần Ý Nghĩa của Lạy dưới đây). Lạy xong thì đứng lên và vái ba vái rồi lui ra là hoàn tất thế lạy.
Cũng có một số bà lại áp dụng thế lạy theo cách quì hai đầu gối xuống chiếu, để mông lên hai gót chân, hai tay chắp lại đưa cao lên đầu rồi giữ hai tay ở thế chắp đó mà cúi mình xuống, khi đầu gần chạm mặt chiếu thì xòe hai bàn tay ra úp xuống chiếu rồi để đầu lên hai bàn tay. Cứ tiếp tục lạy theo cách đã trình bày trên. Thế lạy này có thể làm đau ngón chân và đầu gối mà còn không mấy đẹp mắt.
Thế lạy của đàn ông có vẻ hùng-dũng, tượng trưng cho dương. Thế lạy của các bà có tính cách uyển-chuyển tha-thướt, tượng-trưng cho âm. Thế lạy của đàn ông có điều bất-tiện là khi mặc âu-phục thì rất khó lạy. Hiện nay chỉ có mấy vị cao-niên còn áp-dụng thế lạy của đàn ông, nhất là trong dịp lễ Quốc-Tổ. Còn phần đông, người ta có thói quen chỉ đứng vái mà thôi.
Thế lạy của đàn ông và đàn bà là truyền-thống rất có ý-nghĩa của người Việt ta. Nó vừa thành-khẩn vừa trang-nghiêm trong lúc cúng tổ-tiên. Nếu muốn giữ phong-tục tốt đẹp này, các bạn nam nữ thanh-niên phải có lòng tự-nguyện. Muốn áp-dụng thế lạy, nhất là thế lạy của đàn ông, ta phải tập-dượt lâu mới nhuần-nhuyễn được. Nếu đã muốn thì mọi việc sẽ thành.

III . Ý-Nghĩa của Lạy và Vái

Số lần lạy và vái đều mang một ý-nghĩa rất đặc-biệt. Sau đây chúng tôi xin trình-bày về ý-nghĩa của vái và lạy. Đây là phong-tục đặc-biệt của Việt Nam ta mà người Tàu không có tục-lệ này. Khi cúng, người Tàu chỉ lạy 3 lạy hay vái 3 vái mà thôi.

a. Ý-Nghĩa Của 2 Lạy và 2 Vái

Hai lạy dùng để áp-dụng cho người sống như trong trường-hợp cô dâu chú rể lạy cha mẹ. Khi đi phúng-điếu, nếu là vai dưới của người quá-cố như em, con cháu, và những người vào hàng con em, v.v., ta nên lạy 2 lạy.
Nếu vái sau khi đã lạy, người ta thường vái ba vái. Ý-nghĩa của ba vái này, như đã nói ở trên là lời chào kính-cẩn, chứ không có ý-nghĩa nào khác. Nhưng trong trường- hợp người quá-cố còn để trong quan-tài tại nhà quàn, các người đến phúng- điếu, nếu là vai trên của người quá-cố như các bậc cao-niên, hay những người vào hàng cha, anh, chị, chú, bác, cô, dì, v. v., của người quá-cố, thì chỉ đứng để vái hai vái mà thôi. Khi quan-tài đã được hạ-huyệt, tức là sau khi chôn rồi, người ta vái người quá cố 4 vái.

Theo nguyên lý âm-dương, khi chưa chôn, người quá-cố được coi như còn sống nên ta lạy 2 lạy. Hai lạy này tượng-trưng cho âm dương nhị khí hòa-hợp trên dương-thế, tức là sự sống. Sau khi người quá cố được chôn rồi, phải lạy 4 lạy.

b. Ý-Nghĩa Của 3 Lạy và 3 Vái
Khi đi lễ Phật, ta lạy 3 lạy. Ba lạy tượng-trưng cho Phật, Pháp, và Tăng (xin xem bài về “Nghĩa Đích Thực của Quy Y Tam Bảo” đã được phổ biến trước đây và sẽ được nhuận sắc và phổ biến). Phật ở đây là giác, tức là giác-ngộ, sáng-suốt, và thông hiểu mọi lẽ. Pháp là chánh, tức là điều chánh-đáng, trái với tà ngụy. Tăng là tịnh, tức là trong-sạch, thanh-tịnh, không bợn-nhơ. Đây là nói về nguyên-tắc phải theo. Tuy-nhiên, còn tùy mỗi chùa, mỗi nơi, và thói quen, người ta lễ Phật có khi 4 hay 5 lạy.
Trong trường-hợp cúng Phật, khi ta mặc đồ Âu-phục, nếu cảm thấy khó-khăn trong khi lạy, ta đứng nghiêm và vái ba vái trước bàn thờ Phật.

c. Ý-Nghĩa Của 4 Lạy và 4 Vái
Bốn lạy để cúng người quá-cố như ông bà, cha mẹ, và thánh-thần. Bốn lạy tượng-trưng cho tứ-thân phụ-mẫu, bốn phương (đông: thuộc dương, tây: thuộc âm, nam: thuộc dương, và bắc: thuộc âm), và tứ-tượng (Thái Dương,Thiếu Dương, Thái Âm, Thiếu Âm). Nói chung, bốn lạy bao-gồm cả cõi âm lẫn cõi dương mà hồn ở trên trời và phách hay vía ở dưới đất nương vào đó để làm chỗ trú-ngụ.
Bốn vái dùng để cúng người quá-cố như ông bà, cha mẹ, và thánh thần, khi không thể áp-dụng thế lạy.

d.Ý-Nghĩa Của 5 Lạy và 5 Vái
Ngày xưa người ta lạy vua 5 lạy. Năm lạy tượng-trưng cho ngũ-hành (kim, mộc, thuỷ, hỏa, và thổ), vua tượng-trưng cho trung-cung tức là hành-thổ màu vàng đứng ở giữa. Còn có ý-kiến cho rằng 5 lạy tượng-trưng cho bốn phương (đông, tây, nam, bắc) và trung-ương, nơi nhà vua ngự. Ngày nay, trong lễ giỗ Tổ Hùng-Vương, quí-vị trong ban tế lễ thường lạy 5 lạy vì Tổ Hùng-Vương là vị vua khai-sáng giống nòi Việt.
Năm vái dùng để cúng Tổ khi không thể áp-dụng thế lạy vì quá đông người và không có đủ thì-giờ để mỗi người lạy 5 lạy.

IV Kết Luận
Phong tục có được là do thói quen mà mọi người đã chấp nhận, nhiều khi không giải thích được lý do tại sao lại như thế mà chỉ biết làm theo cho đúng thôi. Trong mỗi gia đình Việt Nam, dù theo đạo nào cũng vậy, chúng ta, con dân nước Việt, hãy cố gắng thiết lập một bàn thờ gia tiên. Có như thế, con cháu ta mới có cơ hội học hỏi cách thiết lập bàn thờ gia tiên, và hiểu được ý nghĩa của việc thờ cúng ra sao.
Thờ cúng là cách biểu thị lòng nhớ ơn tổ tiên cũng như lòng thương và hiếu thảo đối với ông bà cha mẹ. Đây là một truyền thống văn hóa tốt đẹp của người Việt mà chúng ta cần phải duy trì.

Khải-Chính Phạm Kim-Thư
Dũng Lạc



Hãy cứ vui như mọi ngày, dù chiều nay không ai qua đây...[size="3"][/size][color="#800080"][/color]
Go to the top of the page
 
+Quote Post
thanhlong
post Jun 11 2005, 09:51 AM
Bài viết #2

vạn vật là vô thường
********

Nhóm: Chỉ huy
Bài Viết: 1.322
Gia Nhập: 11-March 05
Đến Từ: Huế
Thành Viên Thứ: 16



Cái ni hơi bị hay



Ai cũng có một ngày hôm qua...
Go to the top of the page
 
+Quote Post
waterfallsoulpea...
post Jun 11 2005, 12:42 PM
Bài viết #3

Thanh Tuan
******

Nhóm: Thường dân
Bài Viết: 710
Gia Nhập: 8-March 05
Thành Viên Thứ: 10



hay !



Hữu nhược vô
Thực nhược hư
Go to the top of the page
 
+Quote Post
waterfallsoulpea...
post Aug 26 2005, 09:57 PM
Bài viết #4

Thanh Tuan
******

Nhóm: Thường dân
Bài Viết: 710
Gia Nhập: 8-March 05
Thành Viên Thứ: 10



Phong Thủy Là Gì?



Tháng sáu năm 1997, Hồng Kông, nguyên là một thuộc địa của Anh, được chính thức trả về cho Trung Cộng. Một số người đã rời Hồng Kông qua các quốc gia khác trước ngày hạn kỳ chấm dứt. Nhưng nếu tính theo tỉ lệ, số người rời bỏ Hồng Kông, so với số người vẫn ở lại, thì con số đó quá nhỏ bé. Người ta nghĩ rằng, chỉ lớp người không giàu có mới liều ở lại, nhưng thực tế cho đến hôm nay, những người thuộc lớp tư bản vẫn ở lại Hồng Kông với nhiều lý do khác nhau mà họ tin tưởng.

Một trong những lý do Một trong những lý do khiến người ta vững lòng là hình dạng hải cảng Hồng Kông trông giống như cái túi đựng tiền của người Hoa, mà miệng túi thắt nhỏ lại, giữ tiền bạc trong túi không bị hao hụt hay đổ ra ngoài.

Thêm vào đó, Cửu Long là đất được chín con rồng bảo vệ, cho nên người ta tin tưởng Hồng Kông, với những đặc điểm về Phong Thủy như vậy, bất cứ thời đại nào, cũng là nơi trù phú, thịnh vượng, và là vùng đất của cơ hội cho những kẻ có tài, có ý chí và muốn vươn lên. Đó là một ví dụ về niềm tin vào khoa Phong Thủy.


Như vậy, Phong Thủy là gì?


Từ xưa đến nay, khi nói đến Phong Thủy, đa số đều nghĩ đến chuyện của các bậc thầy chuyên đi tìm những mộ huyệt phát công hầu, khanh tướng hay đế vương, hoặc những huyền thoại như Cao Biền dựng trụ đồng để trấn yểm long mạch của nước ta ngày trước v.v... Những ý niệm đó làm cho khoa Phong Thủy trở nên cao xa huyền bí và có vẻ xa vời với cuộc sống hôm nay.

Phong Thủy nguyên là một khoa học của người Trung Hoa, có từ bốn ngàn năm trước. Thoạt đầu, thuở mà người Trung Hoa còn sống dọc hai bên lưu vực sông Hoàng Hà, họ có kinh nghiệm về việc đói no của họ tùy thuộc rất nhiều vào chuyện mưa gió của trời đất, và việc nghiên cứu về mưa gió cho vụ mùa có kết quả tốt, đã phát sinh ra khoa Phong Thủy.

Dần dần, qua kinh nghiệm thực tiễn, con người cảm thấy cuộc sống hằng ngày còn bị chi phối bởi nhiều yếu tố khác của thiên nhiên, và sự chi phối này thuận lợi hay không, tùy thuộc chặt chẽ vào vị trí của mỗi người trong khoảng không gian mà họ đang sinh sống. Do đó, sau chuyện mùa màng, thì chỗ ở của mỗi người đã trở thành lãnh vực chính của khoa Phong Thủy. Dần dần, theo sự tiến hóa của xã hội và kinh tế, khoa Phong Thủy đi vào lãnh vực cơ sở làm ăn và mộ phần.

Khoa Phong Thủy dựa trên căn bản của Kinh Dịch, và cũng chia ra nhiều trường phái khác nhau. Hai trường phái được biết đến nhiều nhất, một là trường phái Địa Lý (Form School). Trường phái này lấy hình thể đất đai làm căn bản. Và trường phái thứ hai lấy phương hướng như là một yếu tố chính, gọi là trường phái Bát Trạch (Compass School). Cho đến cuối thế kỷ 19 và qua đầu thế kỷ 20, hai trường phái này sát nhập lý thuyết căn bản với nhau để tạo thành trường phái Địa Lý Bát Trạch cho đến ngày hôm nay. Cuốn sách này viết dựa trên những nguyên tắc căn bản của Địa Lý Bát Trạch.

Theo đà tiến hóa của xã hội với thời gian, Phong Thủy hôm nay chỉ còn áp dụng nhiều trên hai lãnh vực nhà ở và cơ sở thương mãi. Phần mồ mả, còn áp dụng chăng, có lẽ chỉ ở các nước Á Đông, và tại những vùng chưa đô thị hóa mà thôi. Riêng phần áp dụng khoa Phong Thủy vào hai lãnh vực nhà ở và cơ sở thương mãi, vì để theo đúng bối cảnh sinh hoạt hiện tại, những nguyên tắc của khoa Phong Thủy ngày càng được biến đổi cho phù hợp với thực tế, ngày càng đơn giản. Bởi vậy, có thể nói một cách không quá đáng là:

Khoa Phong Thủy ngày nay được xem như một nghệ thuật trang trí nhà cửa và văn phòng làm việc, cơ sở thương Khoa Phong Thủy ngày nay được xem như một nghệ thuật trang trí nhà cửa và văn phòng làm việc, cơ sở thương mãi, theo những nguyên tắc nào đó, để làm cho cuộc sống tốt đẹp hơn, công việc làm ăn khả quan hơn.

Nói như vậy, chắc chắn câu hỏi đầu tiên của những người có ý lưu tâm đến khoa Phong Thủy sẽ đầy vẻ hoài nghi:

- Đơn giản quá thì có hiệu lực gì?

Vâng, giống như tâm lý của một số người chỉ bị cảm mà đi khám bệnh, nếu bác sĩ cho trụ sinh, thì khen bác sĩ hay. Nếu bác sĩ chỉ cho Tylenol, thì nghi ngờ bác sĩ không biết chữa bệnh. Cái hay ở chỗ là uống Tylenol mà hết bệnh, không cần phải dùng trụ sinh. Đó cũng là câu trả lời: Đơn giản mà hiệu nghiệm. Câu chuyện nhỏ sau đây có thể biện minh cho điều này:

Bà Jenny lập gia đình hơn 10 năm. Năm nay bà đã 36 tuổi, nhưng chưa có đứa con nào. Hai vợ chồng cùng đi làm và có một cuộc sống khá đầy đủ. Họ mong muốn có một đứa con. Một hôm, bà Jenny tâm sự với bà Yvonne Cheng, là bạn đồng nghiệp người Trung Hoa. Bà này hỏi bà Jenny có bao giờ nghe nói về khoa Phong Thủy của người Trung Hoa không? Bà Jenny nói chưa, nhưng sẵn sàng muốn thử xem.

Một ông thầy Phong Thủy được giới thiệu. Khi ông thầy đến nhà bà Jenny, ông đi thẳng vào phòng ngủ của hai vợ chồng bà để xem xét. Sau đó ông đề nghị dời cái giường qua hướng Tây-Nam của căn phòng, sơn lại căn phòng màu vàng, là màu hợp với hướng Tây-Nam. Trên vách tường hướng Tây của căn phòng, treo 7 bức tranh nhỏ trong khung màu trắng bạc, và đặt dưới chân tường một con cọp nhồi bông, loại cho trẻ con chơi.

Một năm sau, ông thầy được mời trở lại căn nhà này, để ăn mừng đầy tháng đứa con đầu lòng của bà Jenny.

Đơn giản nhưng hiệu nghiệm. Hiệu nghiệm đến nỗi ngày hôm nay, khoa Phong Thủy đã được phổ biến sâu rộng ở các nước Tây Phương nói chung, và ở Mỹ nói riêng. Những nhà Phong Thủy người Mỹ đã theo học các danh sư về khoa này ở Hồng Kông, Đài Loan, Singapore, Mã Lai, hoặc ngay tại các China Town lớn như ở San Francisco, Los Angeles v.v... Sau khi thành tài, họ truyền bá lại bằng cách viết sách, mở những lớp giảng dạy, hoặc giữ các mục thường trực trên các nhật báo, các talkshow của các đài truyền thanh, truyền hình để giải đáp và hướng dẫn những thắc mắc về khoa Phong Thủy cho độc giả, thính giả và khán giả người Mỹ.

Sách vở, báo chí khắp thế giới cũng phổ biến rất nhiều tài liệu nói về trường hợp những sòng bạc lớn được thiết kế đúng theo nguyên tắc của Phong Thủy, và những nhà băng lớn như Citibank, N. M. Rothschild và những đại công ty như Shell, Sime Darchy... khi mở các chi nhánh tại Hồng Kông, Đài Loan, Singapore, Mã Lai... đều thiết trí cơ sở theo đúng sự chỉ dẫn của các thầy Phong Thủy địa phương. Có thể lúc đầu họ nghĩ là “Nhập gia tùy tục”, và làm theo những điều này, nếu không có lợi thì cũng chẳng có hại gì. Nhưng họ thật ngạc nhiên khi thấy sự hiệu nghiệm, và đã mang những kinh nghiệm đó về Mỹ. Người ta cũng nghe những màn đấu Phong Thủy như những trận đấu phép trong chuyện Phong Thần. Chẳng hạn như câu chuyện sau đây thường được truyền khẩu tại Kuala-Lumpur, thủ đô của Malaysia:

Có hai building thương mãi lớn nằm ngay trung tâm thủ đô Kuala-Lumpur. Building thứ nhất mà chúng ta tạm gọi là building A, building này có hai cái thang cuốn ở hành lang mặt tiền, chéo nhau, trông giống như một cái thập tự giá, và hướng thẳng ngay vào mặt tiền của một building đối diện bên kia đường, tạm gọi là building B. Từ lúc đó, thương vụ của building B từ từ giảm sút thấy rõ.

Người quản lý của building B bèn thỉnh một thầy Phong Thủy đến để cố vấn. Sau khi tìm ra nguyên nhân, ông thầy đề nghị với người quản lý tìm mua một khẩu súng đại bác bằng đồng, loại để chưng trước cổng, đặt nhắm ngay vào cây “thập tự giá" của building A. Một thời gian ngắn sau đó, việc làm ăn của building B lên lại mức bình thường, và ngược lại, công việc của building A ngày càng xuống. Quan sát “trận chiến”, các thầy Phong Thủy tại thủ đô Kuala-Lumpur cùng đồng ý, nếu chủ nhân của building A vấn kế, thì họ sẽ đề nghị dùng kiếng gắn trước mặt tiền của building này để phản hồi uy lực của khẩu đại bác của building bên kia.

Nếu vậy, thì trận chiến sẽ tiếp diễn mãi. Cho nên, ngày nay, một vài thành phố như ở Hồng Kông, Đài Loan, khi xây cất, họ tế nhị tránh không """từ phạm húy"""ng chạm đến những building láng giềng chung quanh. Chẳng hạn, góc cạnh của building sẽ được xây tròn, tránh sự tổn hại về mặt Phong Thủy đối với những building khác.

Phong Thủy không chỉ ảnh hưởng mạnh mẽ tại các nước tư bản, mà ngay cả Trung Quốc, một nước Cộng Sản, chủ trương vô thần, nhưng thực tế vẫn không chối bỏ được nguồn cội. Khi chính quyền Bắc Kinh cho thiết trí xây dựng Bank of China ở Hồng Kông, thoạt tiên, ai cũng nghĩ kiến trúc này rất xấu về mặt Phong Thủy. Toàn bộ kiến trúc gồm nhiều góc cạnh và như một lưỡi kiếm sắc bén chĩa thẳng lên trời. Nhưng sau khi công trình đã hoàn tất, các nhà Phong Thủy lão luyện ở Hồng Kông mới thấy rằng, Bank of China đã được sự cố vấn của các nhà Phong Thủy trong nội địa khi vẽ thiết kế, và điều đáng nói là kiến trúc này, xét về phương diện Phong Thủy, có hình dạng với ý đồ nhằm triệt hạ những ngân hàng khác chung quanh bằng tiềm lực vô hình mà chỉ những người am tường về Phong Thủy mới nhìn thấy.

Và như đã nói ở trên, Phong Thủy ngày hôm nay được đơn giản như là một nghệ thuật chưng dọn, trang trí nhà cửa, văn phòng, cho nên, trong khuôn khổ của cuốn sách này, chỉ trình bày những nguyên tắc căn bản của khoa Phong Thủy và lướt qua một vài ý niệm về Âm Dương, Ngũ Hành v.v..., chứ không đề cập đến những nguyên lý cao xa của Kinh Dịch, để mọi người đều hiểu một cách dễ dàng, nhất là đối với những độc giả còn trẻ.



Hữu nhược vô
Thực nhược hư
Go to the top of the page
 
+Quote Post
waterfallsoulpea...
post Aug 26 2005, 10:03 PM
Bài viết #5

Thanh Tuan
******

Nhóm: Thường dân
Bài Viết: 710
Gia Nhập: 8-March 05
Thành Viên Thứ: 10



Màu Sắc Cuộc Đời Mình Là Do Chính Tay Mình Vẽ



Khi bước chân vào một căn nhà, thường chúng ta có một cảm giác ban đầu, chẳng hạn, căn nhà thấy sáng sủa, ấm cúng, hoặc căn nhà có vẻ tối tăm, lạnh lẽo. Sáng sủa, ấm cúng và tối tăm, lạnh lẽo là những gì thuộc vào hai yếu tố căn bản của khoa Phong Thủy, gọi là Âm và Dương. Khoa Phong Thủy có quan niệm đơn giản, mọi vật trên quả đất này chỉ ở trong hai trạng thái, hoặc Âm, hoặc Dương. Khái niệm về Âm Dương cũng rất giản dị, chẳng hạn: Ánh sáng là dương, bóng tối là âm. Ngày là dương, đêm là âm. Nóng là dương, lạnh là âm. Màu đỏ là dương, màu đen là âm v.v... Âm Dương là hình thức khởi thủy của vạn vật, là hai trạng thái đối nghịch, nhưng không thể tách rời ra được, phải nương tựa vào nhau để tác động hổ tương cho nhau.

Khoa Phong Thủy cũng quan niệm mọi vật trên quả đất này được chia làm 5 loại: Kim, Mộc, Thủy, Thổ và Hỏa. Mỗi loại có một đặc tính riêng gọi là hành. Và mỗi hành có một màu tượng trưng, như màu trắng tượng trưng cho hành Kim, màu xanh tượng trưng cho hành Mộc, màu đen tượng trưng cho hành Thủy, màu vàng tượng trưng cho hành Thổ, màu đỏ tượng trưng cho hành Hỏa. Vật này tạo ra hay nuôi dưỡng, làm lợi cho vật khác gọi là tương sinh. Còn ngược lại, vật này hủy diệt hay cản trở vật kia thì gọi là tương khắc.

Ngoài vật thể, phương hướng cũng bị chi phối bởi Ngũ Hành, cho nên mỗi hướng có một hành riêng, chẳng hạn, hướng Bắc thuộc hành Thủy, hướng Nam thuộc hành Hỏa, hướng Đông thuộc hành Mộc, hướng Tây thuộc hành Kim v.v... Một căn nhà, dù ở bất cứ vị trí nào, cũng bị ảnh hưởng bởi tám hướng, do đó, mỗi phần của một căn nhà hay một cơ sở thương mãi sẽ thích hợp với màu tương ứng của hành ở hướng này.

Bởi vậy, nếu chỉ giới hạn trong lãnh vực sắp xếp, trang trí cho nhà ở và cơ sở thương mãi, thì ý nghĩa của Âm Dương và Ngũ Hành lại càng đơn giản hơn, có thể xem như chỉ gồm trong hai vấn đề: màu sắc và ánh sáng.

Khi chọn một căn nhà để ở, dù là nhà mướn hay nhà mua, thì chúng ta phải hiểu rằng, ở một vài tháng hay một vài năm, thì đó cũng là nơi cư ngụ của mình, là tổ ấm của mình sau những giờ lao tâm khổ trí ngoài đời mỗi ngày. Cái tổ của chúng ta có êm ấm, bền vững hay không là do từng ngọn cỏ, cọng rơm mà chúng ta lót thành tổ. Bởi vậy, trang trí nhà cửa là một nghệ thuật. Nếu nghệ thuật này được phối hợp với những quan niệm căn bản của khoa Phong Thủy thì sẽ mang đến cho chúng ta rất nhiều lợi ích.

Ở đây, chúng ta chỉ lưu ý đến hai nguyên tắc: Âm Dương hòa hợp và Ngũ Hành tương sinh. Trong lãnh vực trang trí nhà cửa hay cơ sở thương mãi, Âm Dương hòa hợp chẳng qua chỉ là sự phối trí giữa ánh sáng và bóng tối thế nào cho hợp lý. Chỗ nào đáng sáng thì sáng, nơi nào cần tối thì tối. Chẳng hạn, cửa chính là nơi tiếp nhận sinh khí vào nhà, cho nên, cửa chính phải ở một vị trí sáng sủa. Phía trước cửa chính không nên bị những tàn cây lớn che phủ làm cho thiếu ánh sáng. Hoặc trường hợp cửa chính nằm trong một hành lang dài và hẹp, thì ánh sáng cũng không đủ để hấp dẫn sinh khí vào nhà, do đó cần phải có đèn cho sáng hơn.

Sau cửa chính, phòng khách, phòng ăn và phòng làm việc đều nên sáng sủa. Chỉ có phòng ngủ là không nên sáng quá, vì đây là nơi mà chúng ta nghỉ ngơi sau một ngày làm việc mệt nhọc. Bởi vậy, không nên trang trí phòng ngủ bằng những màu “nóng”, như màu đỏ, màu hồng hay màu rượu chát... Không nên đặt TV, máy hát, radio, máy computer trong phòng ngủ. Cũng không nên chưng nhiều hoa trong phòng ngủ, dù là hoa thật hay hoa giả. Những thứ vừa nêu trên tạo ra nhiều dương khí, không thích hợp cho một nơi để nghỉ ngơi và cho một giấc ngủ an lành.

Đèn, màn cửa và màn sáo (mini blind) là những thứ chính yếu để điều chỉnh ánh sáng theo ý muốn của chúng ta. Điều chỉnh ánh sáng trong một căn nhà, trong một căn phòng hay trong một cơ sở thương mãi là chủ ý cho Âm Dương được hòa hợp. Âm Dương hòa hợp thì cuộc sống mới êm đềm, công việc làm ăn mới trôi chảy.

Sau phần ánh sáng, màu sắc cũng là một yếu tố ảnh hưởng đáng kể trong cuộc sống hằng ngày của chúng ta. Trang trí, bày biện một căn nhà hay một cơ sở thương mãi là một nghệ thuật phối hợp màu sắc, làm sao vừa thẩm mỹ, vừa giữ được sự tương sinhcủa Ngũ Hành. Chẳng hạn, lấy khuôn khổ của một phòng khách làm điển hình: hướng Nam thuộc hành Hỏa, thì không nên treo ngay giữa vách tường hướng Nam của phòng khách một bức tranh có cảnh sông biển, suối hay ao hồ là những biểu tượng của nước, hoặc đặt tại đây một bộ xa lông màu đen, màu xanh đen là những màu tượng trưng cho hành Thủy. Hành Hỏa sẽ bị suy yếu đi, làm cho địa vị và uy tín của mình ngày càng suy giảm. Hướng Tây của phòng khách không nên để đèn quá sáng hoặc chưng bày những thứ quá nhiều màu đỏ, màu hồng... Hành Kim sẽ bị hủy diệt, ảnh hưởng không tốt cho con cái. Hướng Bắc của phòng khách nếu có cửa sổ thì nên dùng màn cửa màu trắng, màu bạc hay màu hoàng kim... cho hành Thủy mạnh hơn, để có ảnh hưởng tốt cho nghề nghiệp của mình v.v...

Trong phạm vi một căn nhà hay một cơ sở thương mãi cũng cùng một nguyên tắc như vậy. Và xa hơn, từ cái áo của chúng ta mặc, cái xe của chúng ta đi, những vật dụng mà chúng ta dùng mỗi ngày cũng nên giữ theo nguyên tắc của Ngũ Hành tương sinh. Ngũ Hành có tương sinh thì cuộc sống mới được hạnh phúc và công việc làm ăn mới hưng vượng. Còn ngược lại, như người mệnh Mộc mà thường mặc áo quần màu trắng, dùng xe màu trắng hoặc ngồi làm việc tại một cái bàn bằng kim loại... là tự mình đẩy mình vào cái vòng Ngũ Hành tương khắc, thì cuộc đời chỉ toàn là lao đao, lận đận mà thôi.

Tương tự như vậy, người mệnh Hỏa nên tránh màu đen, người mệnh Kim không nên dùng nhiều màu đỏ, người mệnh Thủy không thích hợp với màu vàng và người mệnh Thổ không nên dùng nhiều màu xanh hay màu lục.


Như vậy có thể nói là màu sắc cuộc đời của mỗi người cũng tựa như hương vị của ly cocktail mà mình pha lấy, chỉ thêm một lát chanh mỏng thì mùi vị đã khác nhau rồi.


Trở lại lãnh vực phương hướng, như phần trên chúng ta đã biết, mỗi hướng tương hợp với một màu sắc. Và nếu đi xa hơn, dựa trên quan niệm của phái Cửu Tinh Bát Môn thì mỗi hướng chịu ảnh hưởng của một vì sao trong nhóm Cửu Tinh, cho nên sự xấu tốt của mỗi hướng sẽ còn tùy thuộc vào sự sinh khắc giữa hành của hướng và hành của sao tọa thủ tại hướng đó nữa.


Đối với khoa Phong Thủy, mỗi người theo năm sinh của mình sẽ có bốn hướng tốt và bốn hướng xấu. Bốn hướng tốt, từ hướng tốt nhất là Sanh Khí, Thiên Y, Niên Duyên và Phục Vì. Bốn hướng xấu, từ hướng ít xấu nhất là Họa Hại, Ngũ Quỷ, Lục Sát và Tuyệt Mạng. Cả bốn hướng tốt và bốn hướng xấu gọi chung là bát san. Mỗi san chịu sự chi phối và ảnh hưởng của một sao trong nhóm Cửu Tinh, chẳng hạn hướng Sanh Khí thuộc sao Tham Lang, hướng Thiên Y thuộc sao Cự Môn, hướng Niên Duyên thuộc sao Vũ Khúc, hướng Phục Vì thuộc sao Tả Phù, hướng Họa Hại thuộc sao Lộc Tồn, hướng Ngũ Quỷ thuộc sao Liêm Trinh, hướng Lục Sát thuộc sao Văn Khúc và hướng Tuyệt Mạng thuộc sao Phá Quân.


Như vậy, một người có hướng Sanh Khí là hướng Bắc, người này có thể trang trí nhiều màu đen hay màu xanh đen ở phần hướng Bắc của căn nhà làm cho hành Thủy mạnh hơn thì hành Mộc của sao Tham Lang tọa thủ tại đây càng được sinh vượng, có nghĩa là sự tốt đẹp do hướng Sanh Khí của người này mang đến đượïc tăng thêm.


Còn ngược lại, nếu một người có hướng Sanh Khí là hướng Tây mà lại trang trí thêm nhiều màu trắng, màu trắng bạc hay màu hoàng kim ở phần hướng Tây của căn nhà thì hành Kim của hướng này trở nên mạnh hơn và càng khắc với hành Mộc của sao Tham Lang, do đó độ số tốát đẹp sẽ bị giảm đi.


Tóm lại, bức tranh cuộc đời của chúng ta, màu sắc vui tươi hay buồn thảm là do chính bàn tay của chúng ta vẽ lên. Sự chọn lựa là do chính mình, Phong Thủy chỉ là một tác động ngoại thân, nhưng nếu có lòng tin, cuộc đời có thể thay đổi.



Hữu nhược vô
Thực nhược hư
Go to the top of the page
 
+Quote Post
waterfallsoulpea...
post Aug 26 2005, 10:08 PM
Bài viết #6

Thanh Tuan
******

Nhóm: Thường dân
Bài Viết: 710
Gia Nhập: 8-March 05
Thành Viên Thứ: 10



Quý Nhân Lúc Nào Cũng Đứng Sau Lưng Mình




Khi chọn mua một căn nhà, tâm lý chung là ai cũng muốn chọn căn nhà mà mặt tiền phải nổi bật và hấp dẫn người mới thoáng nhìn qua. Điều đó dĩ nhiên, vì mặt tiền của căn nhà cũng giống như mặt mũi của mình. Và khi làm chủ một căn nhà rồi, đa số ai cũng chú tâm sửa soạn mặt tiền hơn là mặt sau của căn nhà. Đây là một điều hợp tình hợp lý, vì đối với khoa Phong Thủy, mặt tiền của căn nhà gọi là Minh Đường, chữ “minh” có nghĩa là sáng sủa. Sáng sủa, đẹp đẻ, hấp dẫn mới mời đón sinh khí vào nhà được. Sinh khí có vào nhà thì công danh, hạnh phúc, sức khỏe và tiền tài mới đến với gia chủ.

Từ xưa đến nay, những người lãnh đạo quốc gia đều hiểu rõ điều này: “Giữ nước khó hơn dựng nước”. Đối với một cá nhân chúng ta cũng tương tự: giữ được sự nghiệp lâu bền khó hơn là tạo dựng sự nghiệp. Bởi vậy, nếu mặt tiền của căn nhà mang đến cho chúng ta những vận hội tốt đẹp, thì chúng ta cũng nên lưu ý đến mặt sau của căn nhà, vì mặt sau của căn nhà sẽ giúp chúng ta giữ gìn những sự tốt đẹp đó được lâu bền.

Hơn ba ngàn năm trước, khi người Trung Hoa còn sống rãi rác dọc hai bên bờ sông Hoàng Hà, những kinh nghiệm sinh tồn sơ khởi lúc đó, đã dạy cho họ biết một chỗ ở an toàn thì mặt sau phải dựa lưng vào một mô đất cao, hoặc dựa vào đồi hay núi, còn mặt trước phải nhìn ra sông hay biển. Và điều đó đã trở thành một trong những nguyên tắc căn bản sau này của khoa Phong Thủy.

Núi hay đồi phía sau lưng nhà gọi là Huyền Vũ, tượng trưng là con rùa. Đối với người Trung Hoa, con rùa biểu tượng cho sự trường thọ và sự bảo bọc, che chở. Huyền Vũ còn là biểu tượng của quý nhân, của những người giúp đở mình cả về phươbg diện vật chất lẫn tinh thần trong cuộc sống hằng ngày, hoặc phù trợ cho mình lập nên công danh sự nghiệp như điển tích rùa thần dâng gươm ở hồ Hoàn Kiếm.

Trong cuộc sống đô thị hiện nay, những cao ốc đã thay thế cho đồi núi, và những con đường đã thay thế cho những dòng sông, nhưng mà nguyên tắc “sau lưng là đồi núi, trước mặt là sông biển” của khoa Phong Thủy vẫn còn giá trị như ngày trước. Và nếu chúng ta có một cái nhìn rộng lớn hơn để áp dụng cho một thành phố, một thủ phủ hay thủ đô của một quốc gia, thì nguyên tắc này vẫn không thay đổi. Lấy vài thí dụ điển hình, chẳng hạn như Hồng Kông, dựa lưng vào dãy Central Mountains trong lục địa và nhìn ra South China Sea. Sau lưng New York là rặng núi Appalachians và trước mặt là biển Atlantic. Thủ đô Luân Đôn của Anh quốc dựa lưng vào dãy Chilterns và nhìn ra sông Thames v.v... và còn biết bao nhiêu thành phố khác trên thế giới, nếu không nổi tiếng về lãnh vực văn hóa, chính trị thì cũng nổi tiếng phồn thịnh về kinh tế, đều đã nằm trong vị trí địa dư đúng với nguyên tắc căn bản của khoa Phong Thủy mà người Trung Hoa gọi là cách "Ỷ sơn hướng hải".

Ý niệm “Ỷ sơn, hướng hải” cũng đơn giản như cảm giác của người ngồi trên một cái ghế. Nếu cái ghế có lưng dựa thì thế ngồi sẽ vững chắc, thoải mái và ngồi được lâu dài hơn. Cái lưng dựa đó chính là Huyền Vũ, biểu tượng của quý nhân, của sự bảo bọc, che chở phía sau lưng. Và nếu cái ghế có thêm tay dựa nữa, thì người ngồi trên ghế sẽ cảm thấy an toàn, thoải mái hơn. Hai tay dựa của cái ghế tương ứng với Thanh Long, bên trái và Bạch Hổ, bên phải của một căn nhà, một kinh thành hay một thành phố...

Nói như vậy, chúng ta thấy rằng, một kiến trúc dù theo đúng với những nguyên tắc của Phong Thủy, nhưng không ở tại một vị trí mà sau lưng được bảo bọc, trước mặt có nước để lưu tụ sinh khí và hai bên phải, trái cũng được che chở, thì tuy có tốt, nhưng cái tốt không được tồn tại lâu dài.

Đối với nhà ở cũng vậy, mặt sau của căn nhà giử một vai trò không kém phần quan trọng, cho nên chúng ta phải lưu ý đến những điểm sau đây: Nếu đằng sau căn nhà của chúng ta không có nhà của hàng xóm hoặc một cao ốc, thì căn nhà đã thiếu Huyền Vũ. Chúng ta có thể tạo nên Huyền Vũ bằng những cách như:

- Xây tường hoặc trồng một hàng cây cao ở mặt sau căn nhà.

- Có thể đắp một mô đất như hình cái mai con rùa hoặc nuôi một con rùa, hoặc đặt một con rùa bằng đá, bằng sành sau vườn để làm biểu tượng cho Huyền Vũ, và chỉ cần một con là đủ rồi.

- Trong những khu chung cư như condominium hay apartment ở tầng thứ hai, thứ ba... thì chung quanh không có đất, chúng ta có thể treo một bức tranh hình con rùa trên vách tường mặt sau của căn nhà hay đặt một con rùa bằng đá, bằng sành, bằng thủy tinh hay bằng kim loại tại phần sau căn nhà để tượng trưng cho Huyền Vũ.

Đối với khoa Phong Thủy, phần đất phía sau căn nhà, thông thường còn gọi là sân sau hay vườn sau là tượng trưng cho hậu vận của gia chủ, vì thế, chúngta nên lưu ý những nguyên tắc sau đây:

- Vườn sau cần có chiều sâu hơn là chiều rộng. Nhà mà phần đất phía sau ngắn hoặc không có đất thì hậu vận của gia chủ thường không được tốt đẹp.

- Thế đất của vườn sau lúc nào cũng phải cao hơn đất đằng trước nhà, hoặc bằng nhau, chứ không nên thấp hơn đằng trước.

- Tối kỵ là đất ở vườn sau bị trủng xuống, hoặc đằng sau nhà là một đường cống lớn, một cái hố sâu hay một vực thẳm, như trường hợp một số nhà trên đồi, day lưng ra sườn đồi. Những trường hợp như vậy, thường đoạn cuối cuộc đời của gia chủ hay gặp những hoàn cảnh khó khăn, bi đát.

Những thế đất như vừa nêu trên, dù phía sau có trồng cây hay xây tường cũng khó lòng cứu vản, vì sinh khí, vượng khí không những hiện hữu và di chuyển trên mặt đất, mà còn hiện hửu và di chuyển trong lòng đất, gọi là địa khí, địa khí di chuyển đến đây thì bị đường cống, hố sâu hay vực thẳm cắt đứt. Một thế đất như vậy gọi là đất đoản hậu.

Chúng ta đã từng được tác giả của Kim Vân Kiều nhắc nhở: “Có tài mà cậy chi tài”. Có tài mà không được những người chung quanh giúp đở, hay những người mà chúng ta thường gọi là quý nhân phò trợ, thì sự thành đạt cũng không phải là một chuyện dễ dàng. Khoa Phong Thủy rất sát với thực tế của cuộc đời, bởi vậy, có thể nói: Quý nhân lúc nào cũng đứng đằng sau chúng ta. Có bước đến nâng đở chúng ta hay không là tùy ở mỗi người.



Hữu nhược vô
Thực nhược hư
Go to the top of the page
 
+Quote Post
waterfallsoulpea...
post Aug 26 2005, 10:12 PM
Bài viết #7

Thanh Tuan
******

Nhóm: Thường dân
Bài Viết: 710
Gia Nhập: 8-March 05
Thành Viên Thứ: 10



Nhà Nên Có Hồ Tắm Hay Không?



Một cái hồ tắm ở vườn sau làm tăng thêm vẻ sang trọng cho một căn nhà. Một cái hồ vừa nuôi cá, vừa trồng hoa sen, hoa súng trong vườn cũng làm tăng thêm vẻ thơ mộng cho căn nhà và gợi cho chúng ta nhớ về những hình ảnh êm đềm của quê hương. Tuy vậy, nhưng người chọn mua một căn nhà đã có hai ý kiến rõ ràng: một số người thích có hồ tắm, dù là quanh năm không bao giờ bước chân xuống hồ một lần. Một số khác khi mua nhà đã dặn dò chuyên viên Địa Ốc: “Nhớ tìm nhà đừng có hồ tắm”. Lý do là tại sao? Thống kê hằng năm cho thấy tai nạn xảy ra cho trẻ con bởi hồ tắm vẫn còn cao. Thêm vào đó, thì giờ và tiền bạc để giử cho hồ tắm được đúng theo tiêu chuẩn cũng là một vấn đề.

Ngoài ra, với quan niệm của khoa Phong Thủy, những hình thức của nước chung quanh một căn nhà, thiên nhiên như sông, hồ, ao, biển và nhân tạo như hồ tắm, hồ cá v.v... cũng là một vấn đề quan trọng, ảnh hưởng rất lớn đến các lãnh vực như tiền bạc, sức khỏe, hạnh phúc của gia chủ và cả những người cùng sống trong căn nhà. Điều đó đã khiến cho một số người phải quan tâm và thắc mắc:

- Nhà nên có hồ tắm, hồ nuôi cá hay không?

Cái khó khăn cho những người thích nhà có hồ tắm hay hồ nuôi cá là thường thường hồ tắm hay hồ cá lúc nào cũng ở phía vườn sau của căn nhà. Và nếu một người đã có lòng tin vào Phong Thủy, thì họ biết đó lại là một điều nên tránh đối với khoa Phong Thủy. Khoa Phong Thủy có một nguyên tắc căn bản là: Nước lúc nào cũng phải ở phía trước căn nhà.

Có thể nói, nguyên tắc này dựa trên một trong những quan niệm về biểu tượng của khoa Phong Thủy: Nước là biểu tượng của tiền bạc và của những vận hội may mắn. Nước hấp dẫn, tích tụ sinh khí và cũng là một phương tiện luân chuyển của sinh khí. Cho nên, nếu nước ở bất cứ dưới hình thức nào, như sông, hồ, ao, biển v.v... phía trước một căn nhà, sẽ hấp dẫn nhiều sinh khí đến và luân chuyển vào nhà một lượng sinh khí rất phong phú, tạo nên những điều tốt đẹp cho gia chủ.

Nguyên tắc này đã được người Trung Hoa áp dụng từ ngàn năm về trước cho những kiến trúc quan trọng như hoàng thành của các bậc vua chúa. Điển hình như hoàng thành xây từ triều nhà Minh và được tái thiết vào triều nhà Thanh, có cổng chính của Tử Cấm Thành là Thái Hòa Môn nhìn về hướng Nam, trước cổng có suối Hoàng Thủy chảy qua, biểu tượng cho bỗng lộc bất tận của trời. Trước cổng có xây 9 cột trụ, biểu tượng cho sự trường cửu của quyền uy.

Còn ngược lại, nếu nước ở phía sau nhà, thì sinh khí trong nhà sẽ bị nước cuốn hút ra khỏi nhà rất nhanh và di chuyển đi nơi khác. Đó cũng có nghĩa là tiền tài, sức khỏe, hạnh phúc... sẽ bị cuốn trôi đi một cách dễ dàng.

Nói như vậy, sẽ có người thắc mắc: Thường những nhà đắc tiền mới có hồ tắm, hồ nuôi cá... Mà làm chủ được một căn nhà như vậy, thì sao gọi là không có tiền? Hoặc như ở Oange County của tiểu bang California, có khu Huntington Harbor, giá nhà trung bình trên dưới một triệu. Đặc biệt của khu này là nhà nào phía sau cũng sát với các kênh đào, để nếu chủ nhà có du thuyền nhỏ, thì có thể đậu ngay sau nhà của mình được. Những người có nghiên cứu một chút về Phong Thủy đều thấy được sự phạm Phong Thủy đó, nhưng đây lại là khu nhà của những người giàu có. Như vậy, nguyên tắc căn bản vừa nêu trên là đúng hay sai? Câu trả lời là:

- Hạnh phúc của một đời người không phải chỉ là vấn đề tiền bạc. Nhìn những người sống trong các căn nhà sang trọng đó, điều mà chúng ta chỉ thấy được bên ngoài, họ là những người giàu có, hay ít ra họ đang giàu có. Nhưng làm sao chúng ta biết được sự giàu có của họ được bao lâu? Có thể ba năm sau, căn nhà đó đã đổi chủ. Và ngay trong lúc họ giàu có đó, làm sao ai biết được cuộc sống của họ có thật sự hạnh phúc hay không? Nhìn một căn nhà, đằng trước xe Mercedes bóng loáng, đằng sau du thuyền lộng lẩy, ai biết được họ không đau khổ vì có thể con cái bỏ nhà đi hoang, hoặc xì ke, ma túy, cũng có thể vợ chồng tuy đang sống chung dưới một mái nhà, nhưng mặt đối mặt nhìn nhau như kẻ thù?

Bởi vậy, có một điều mà chúng ta cần phải lưu ý thêm là: nước đằng sau nhà không phải chỉ làm cho gia chủ bị hao tổn về tài lộc, mà sự bất hạnh ở lãnh vực nào còn tùy thuộc mặt sau của căn nhà rơi vào cung nào trong tám cung. Chẳng hạn, nếu mặt sau của căn nhà xây về hướng Đông-Nam, tức là cung Tài Lộc, thì sự hao tổn chủ yếu là vấn đề tiền bạc. Nhưng nếu phần sau của căn nhà xây về hướng Tây, là vị trí của cung Tử Tức, ảnh hưởng xấu sẽ rơi vào phần con cái. Hoặc nếu phần sau của căn nhà xây về hướng Tây-Nam, là nơi mà cung Tình Duyên tọa lạc, thì dù mặt hồ không dậy sóng, nhưng thuyền tình đưa ta vào bến mộng cũng khó được bình yên, phẳng lặng. Tuy nhiên, những người thích có hồ tắm, hồ nuôi cá sau nhà cũng chưa đến nổi thất vọng vì nguyên tắc căn bản nêu trên cũng có thể uyển chuyển đôi phần với những điều kiện sau đây:

- Điều kiện thứ nhất: Hồ tắm, hồ nuôi cá không nên ở vị trí gần sát với căn nhà, vì như vậy, sinh khí trong nhà sẽ bị cuốn hút ra mạnh và nhanh hơn hồ ở xa nhà.

- Điều kiện thứ hai: Kích thước của hồ không nên lớn quá so với kích thước của căn nhà và so với diện tích của vườn sau. Hồ càng nhỏ càng giảm được nhiều bất lợi.

- Điều kiện thứ ba: Hồ không nên có dạng hình vuông hay hình chữ nhật. Tối kỵ là các góc nhọn của hồ hướng ngay vào cửa. Tốt nhất là hồ có dạng hình cong nhẹ, như hình vỏ đậu hay hình quả thận và phần lỏm hướng vào nhà, có nghĩa là hồ tựa như vòng tay ôm lấy căn nhà.

- Điều kiện thứ tư: Nếu là hồ nuôi cá hay trồng hoa sen, hoa súng... thì phải giử cho nước trong hồ đừng bị bùn lầy và có mùi hôi khiến cho hồ trở thành nơi phát sinh ra tà khí. Nếu hồ có làm thác nước, suối nước nhân tạo, thì giòng nước từ cao đổ xuống nên hướng ngay vào cửa trước hay cửa sau của căn nhà, ngụ ý là tiền bạc và những vận hội may mắn sẽ đổ vào nhà mình.

Tóm lại, đối với khoa Phong Thủy, nước là biểu tượng của tiền bạc và của những sự tốt đẹp, nhưng nếu nước ở không đúng vị trí, thì thà đừng có nước vẫn là tốt hơn.



Hữu nhược vô
Thực nhược hư
Go to the top of the page
 
+Quote Post
waterfallsoulpea...
post Aug 26 2005, 10:15 PM
Bài viết #8

Thanh Tuan
******

Nhóm: Thường dân
Bài Viết: 710
Gia Nhập: 8-March 05
Thành Viên Thứ: 10



Làm Thế Nào Để Giữ Hạnh Phúc Gia Đình?




Cuộc đời có bao nhiêu cái đích cho con người cố gắng đạt tới: công danh, sự nghiệp, tiền tài, hạnh phúc v.v... Và tự cổ chí kim, nhìn lại mà xem, có bao nhiêu người đạt được tất cả những lãnh vực vừa nêu trên? Có người được công danh thì chẳng có tiền tài. Có người có tiền tài thì chẳng được hạnh phúc... Bản tin mới đây của các báo là có hai vợ chồng vừa trúng số hơn sáu triệu đồng thì đã đưa nhau ra tòa ly dị. Còn biết bao nhiêu cặp vợ chồng khác, cố gắng làm ăn, dành dụm mua được căn nhà rồi tự nhiên bao nhiêu chuyện xảy đến, nhẹ thì vợ chồng thường hay cãi nhau, nặng thì chia tay mỗi người mỗi ngã. Đã nhiều người đau khổ hỏi tại sao? Nhưng tốt nhất là đừng để đến lúc đó rồi mới hỏi tại sao thì cũng đã muộn màng rồi. Khoa Phong Thủy giúp cho chúng ta nhìn thấy trước những điều bất hạnh này.

Sự đổ vỡ hạnh phúc trong gia đình có thể đơn phương do người chồng, đơn phương do người vợ, hoặc do cả hai vợ chồng. Bởi vậy, ở đây, chúng ta bàn đến những trường hợp mà cả hai vợ chồng phải lưu ý, cũng như những trường hợp mà người vợ nên lưu ý để giữ gìn người chồng, và ngược lại, những trường hợp mà người chồng cũng không nên hờ hững.

Những trường hợp mà hai vợ chồng phải lưu ý:

* Nhà không nên xây về hướng Ngũ Quỷ: Nhắc lại ở đây, mỗi người có 4 hướng tốt là Sanh Khí, Thiên Y, Niên Duyên, Phục Vì, và 4 hướng xấu là Họa Hại, Ngũ Quỷ, Lục Sát, Tuyệt Mạng. Trong đó, Ngũ Quỷ là hướng mà vợ chồng thường hay bất hòa, cãi vã nhau hằng ngày. Đó chính là một trong những mầm mống làm cho hạnh phúc tan vỡ dần dần.

- Các ông sinh năm 1915, 1924, 1933,1942, 1951, 1960, 1969, 1978, 1987, 1996... có hướng Tây-Nam là hướng Ngũ Quỷ.

- Các ông sinh năm 1917, 1926, 1935, 1944, 1953, 1962, 1971, 1980, 1989, 1998... có hướng Đông-Nam là hướng Ngũ Quỷ.

- Các ông sinh năm 1919, 1928, 1937, 1946, 1955, 1964, 1973, 1982, 1991... có hướng chánh Tây là hướng Ngũ Quỷ.

- Các ông sinh năm 1918, 1927, 1936, 1945, 1954, 1963, 1972, 1981, 1990, 1999... có hướng Đông-Bắc là hướng Ngũ Quỷ.

- Các ông sinh năm 1916, 1925, 1934, 1943, 1952, 1961, 1970, 1979, 1988, 1997... có hướng Tậy-Bắc là hướng Ngũ Quỷ.

- Các ông sinh năm 1920, 1929, 1938, 1947, 1956, 1965, 1974, 1983, 1992... có hướng chánh Bắc là hướng Ngũ Quỷ.

- Các ông sinh năm 1922, 1931, 1940, 1949, 1958, 1967, 1976, 1985, 1994... có hướng chánh Đông là hướng Ngũ Quỷ.

- Các ông sinh năm 1921, 1930, 1939, 1948, 1957, 1966, 1975, 1984, 1993... có hướng chánh Nam là hướng Ngũ Quỷ.

* Nếu nhà có dạng hình chữ U, thì không nên đặt phòng ngủ của hai vợ chồng gia chủ ở phần hai cạnh chữ U (khu vực số 1 và số 2). Phòng ngủ đặt tại vị trí này sẽ làm cho vợ chồng thường hay có những suy nghĩ và hành động xung khắc nhau, từ đó vợ chồng hay bất hòa và tình nghĩa dầ dần phai. nhạt.

* Nhà không nên thiếu cung Tình Duyên: Trong khoa Phong Thủy, góc ở hướng Tây-Nam của căn nhà chính là vị trí của cung Tình Duyên và Hôn Nhân. Cung này tượng trưng cho tình yêu, tình nghịa vợ chồng cũng như hạnh phúc giữa hai vợ chồng có được bền vững hay không. Khiếm khuyết cung này sẽ có ảnh hưởng sâu xa đối với gia chủ: nhẹ thì vợ chồng khắc nhau hay chia ly, nặng có thể là tử biệt. Chúng ta không phải chỉ lưu ý đến góc Tây-Nam của căn nhà, mà còn phải lưu ý đến góc Tây-Nam trong phòng ngủ của hai vợ chồng gia chủ nữa. Nếu góc này bị khuyết, thì ảnh hưởng cũng như vừa nêu trên, nhưng mức độ sẽ nhẹ hơn. Cung Tình Duyên bị khuyết sẽ ảnh hưởng mạnh mẽ cho gia chủ khi còn trẻ. Khi về già, ảnh hưởng sẽ nhẹ hơn, chỉ còn là sự xung khắc giữa hai vợ chồng, nhưng lúc đó lại ảnh hưởng nhiều hơn cho con cái. Cho nên bậc cha mẹ không thể coi nhẹ điều này nếu con cái đã đến tuổi trưởng thành.

* Toilet không thể ở ngay cung Tình Duyên: Nếu một cái toilet ở ngay góc Tây-Nam của căn nhà hay phòng ngủ của hai vợ chồng gia chủ, thì tình nghĩa giữa hai vợ chồng dần dần sẽ bị nước cuốn trôi đi.

* Không nên có kiếng trong phòng ngủ: Phòng ngủ của vợ chồng gia chủ không nên có kiếng, nhất là kiếng đối diện ngay với giường ngủ. Khoa Phong Thủy cho rằng, có kiếng trong phòng ngủ như có mặt người thứ ba, khiến cho vợ chồng từ chỗ hay bất hòa đến chia tay là chuyện có thể xảy ra.

* Không nên đặt giường ngủ của hai vợ chồng ngay dưới một cây xà, mà cây xà này “chia đôi” giường ngủ của hai vợ chồng ngay ở giữa theo chiều dọc. Đó là biểu hiệu một sự chia cắt có thể xảy đến trong tương lai nếu không biết những cách để hóa giải.

* Nếu biết và có thể tránh được thì không nên mướn hoặc mua một căn nhà, mà chủ nhà đã ở trong tình trạng đổ vỡ, hoặc là chia tay, hoặc là nửa đường đứt gánh. Những tà khí từng hủy hoại hạnh phúc của đời chủ trước vẫn còn lưu lại trong căn nhà và tiếp tục ảnh hưởng đến người kế tiếp. Trường hợp đó, khoa Phong Thủy gọi là Luật Lưu Truyền, người Mỹ gọi là Predecessor Law, còn người Việt thì gọi một cách bình dân là có “huông”.

Những trường hợp vừa nêu trên là những điều mà cả hai vợ chồng đều phải lưu ý. Ngoài ra, có những trường hợp mà quý bà nên quan tâm để tránh khỏi sự vô tình đẩy người chồng ra khỏi tầm tay của mình:

* Nếu nhà có dạng hình chữ L và có một cạnh chữ L nằm nhô ra gần đường, thì không nên đặt phòng ngủ của hai vợ chồng ở trong khu vực này. Phòng ngủ đặt tại vị trí này sẽ khiến cho người chồng dễ có những hoàn cảnh đưa đẩy, chẳng hạn vì công việc, vì sự giao tế... rồi nẩy sinh ra tình cảm riêng tư.

* Nếu thích nhà có hồ nước, hồ cá hay hồ để thả hoa sen, hoa súng... thì các bà nên lưu ý đừng bao giờ làm một cái hồ ngay trước nhà và ở về bên phải của cửa chính, nếu đứng từ trong nhà nhìnra. Một dạng nước nào ở vị trí này, thì ảnh hưởng cũng tương tự như trường hợp vừa nêu trên. Người chồng thường kiếm cơ hội ăn và ngủ qua đêm ở ngoài, rồi chuyện có tình nhân hay vợ bé chỉ là vấn đề thời gian mà thôi.

Phần các ông, dù lúc nào cũng đầy đủ phong độ của một đấng nam nhi, tuy nhiên, cũng nên có một chút quan tâm đến hạnh phúc chung của gia đình. Bởi vậy:

* Đối với khoa Phong Thủy, góc Tây-Nam của căn nhà biểu tượng cho người vợ, người mẹ trong gia đình. Cho nên, nếu căn nhà có phần ở hướng Tây-Nam nằm nhô ra, thì những ảnh hưởng mạnh mẽ của phần này sẽ tác động đến người vợ. Có thể những sự đưa đẩy tình cờ nào đó trong cuộc sống, khiến cho người đàn bà trở nên có khuynh hướng thích cuộc sống bên ngoài hơn cuộc sống trong gia đình.

Ở đây chúng ta phân ra hai trường hợp: Nếu góc Tây-Nam nhô về hướng Nam, người đàn bà có thể vì danh vọng, địa vị ngoài xã hội mà coi nhẹ hạnh phúc gia đình. Nếu góc Tây-Nam nhô về hướng Tây, người đàn bà có khuynh hướng thích sinh hoạt trong các lãnh vực về văn học, nghệ thuật rồi từ từ lãng quên trách nhiệm và bổn phận của một người vợ, người mẹ.

* Nếu quý ông là người thích gần gủi với thiên nhiên, thích trồng cây, trồng hoa trong vườn, thì cũng nên nhớ một vài điều cấm kỵ của khoa Phong Thủy về vấn đề cây kiểng. Người Trung Hoa có câu: “Đông đào, Tây liễu”, có nghĩa là hướng Đông không nên trồng cây đào, hướng Tây không nên trồng cây liễu. Cây đào, cây liễu trồng trong vườn theo hai hướng này làm cho người đàn bà, con gái trong gia đình trở nên có khuynh hướng đa tình, lãng mạn.

* Và dù có thích hoa, yêu hoa thì quý ông cũng không nên trồng hoa đào trước ngõ. Hoa đào trước nhà là hình ảnh của người thiếu phụ tựa cửa đợi người tình trong mộng.

Cuối cùng, khu vực ở hướng Đông của căn nhà là vị trí cung Gia Đạo, nơi biểu tượng cho tình nghĩa vợ chồng. Ảnh hưởng của cung này mạnh hơn khi gia chủ đã lớn tuổi, lúc đó cung Gia Đạo không những ảnh hưởng đến tình nghĩa mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe của hai vợ chồng nữa. Hướng Đông thuộc hành Mộc và hợp với màu xanh, màu lục, cho nên khi tác động vào cung Gia Đạo để tình nghĩa vợ chồng thêm nồng thắm thì phải lưu ý đến điều này.

Chúng ta vẫn thường nghe nói, “Cam trồng đất Tề thì ngọt, trồng qua đất Triệu thì chua”. Con người cũng vậy, có thể ở trong căn nhà này thì cuộc sống tốt đẹp, mà dời vào căn nhà khác thì mọi việc đều ngược lại. Khi chuyện xảy ra rồi chúng ta mới tự hỏi, lỗi tại ai? Có khi lỗi chẳng tại ai cả. Cam trồng ở đất khác bị chua thì lỗi tại cam hay tại đất? Phong Thủy ảnh hưởng trên cây cỏ. Phong Thủy ảnh hưởng trên cuộc sống của con người. Hiểu rõ điều này, chúng ta có thể tránh được những sự vô tình có thể hủy hoại hạnh phúc cả một đời người.



Hữu nhược vô
Thực nhược hư
Go to the top of the page
 
+Quote Post
waterfallsoulpea...
post Aug 26 2005, 10:15 PM
Bài viết #9

Thanh Tuan
******

Nhóm: Thường dân
Bài Viết: 710
Gia Nhập: 8-March 05
Thành Viên Thứ: 10



Làm Thế Nào Để Giữ Hạnh Phúc Gia Đình?




Cuộc đời có bao nhiêu cái đích cho con người cố gắng đạt tới: công danh, sự nghiệp, tiền tài, hạnh phúc v.v... Và tự cổ chí kim, nhìn lại mà xem, có bao nhiêu người đạt được tất cả những lãnh vực vừa nêu trên? Có người được công danh thì chẳng có tiền tài. Có người có tiền tài thì chẳng được hạnh phúc... Bản tin mới đây của các báo là có hai vợ chồng vừa trúng số hơn sáu triệu đồng thì đã đưa nhau ra tòa ly dị. Còn biết bao nhiêu cặp vợ chồng khác, cố gắng làm ăn, dành dụm mua được căn nhà rồi tự nhiên bao nhiêu chuyện xảy đến, nhẹ thì vợ chồng thường hay cãi nhau, nặng thì chia tay mỗi người mỗi ngã. Đã nhiều người đau khổ hỏi tại sao? Nhưng tốt nhất là đừng để đến lúc đó rồi mới hỏi tại sao thì cũng đã muộn màng rồi. Khoa Phong Thủy giúp cho chúng ta nhìn thấy trước những điều bất hạnh này.

Sự đổ vỡ hạnh phúc trong gia đình có thể đơn phương do người chồng, đơn phương do người vợ, hoặc do cả hai vợ chồng. Bởi vậy, ở đây, chúng ta bàn đến những trường hợp mà cả hai vợ chồng phải lưu ý, cũng như những trường hợp mà người vợ nên lưu ý để giữ gìn người chồng, và ngược lại, những trường hợp mà người chồng cũng không nên hờ hững.

Những trường hợp mà hai vợ chồng phải lưu ý:

* Nhà không nên xây về hướng Ngũ Quỷ: Nhắc lại ở đây, mỗi người có 4 hướng tốt là Sanh Khí, Thiên Y, Niên Duyên, Phục Vì, và 4 hướng xấu là Họa Hại, Ngũ Quỷ, Lục Sát, Tuyệt Mạng. Trong đó, Ngũ Quỷ là hướng mà vợ chồng thường hay bất hòa, cãi vã nhau hằng ngày. Đó chính là một trong những mầm mống làm cho hạnh phúc tan vỡ dần dần.

- Các ông sinh năm 1915, 1924, 1933,1942, 1951, 1960, 1969, 1978, 1987, 1996... có hướng Tây-Nam là hướng Ngũ Quỷ.

- Các ông sinh năm 1917, 1926, 1935, 1944, 1953, 1962, 1971, 1980, 1989, 1998... có hướng Đông-Nam là hướng Ngũ Quỷ.

- Các ông sinh năm 1919, 1928, 1937, 1946, 1955, 1964, 1973, 1982, 1991... có hướng chánh Tây là hướng Ngũ Quỷ.

- Các ông sinh năm 1918, 1927, 1936, 1945, 1954, 1963, 1972, 1981, 1990, 1999... có hướng Đông-Bắc là hướng Ngũ Quỷ.

- Các ông sinh năm 1916, 1925, 1934, 1943, 1952, 1961, 1970, 1979, 1988, 1997... có hướng Tậy-Bắc là hướng Ngũ Quỷ.

- Các ông sinh năm 1920, 1929, 1938, 1947, 1956, 1965, 1974, 1983, 1992... có hướng chánh Bắc là hướng Ngũ Quỷ.

- Các ông sinh năm 1922, 1931, 1940, 1949, 1958, 1967, 1976, 1985, 1994... có hướng chánh Đông là hướng Ngũ Quỷ.

- Các ông sinh năm 1921, 1930, 1939, 1948, 1957, 1966, 1975, 1984, 1993... có hướng chánh Nam là hướng Ngũ Quỷ.

* Nếu nhà có dạng hình chữ U, thì không nên đặt phòng ngủ của hai vợ chồng gia chủ ở phần hai cạnh chữ U (khu vực số 1 và số 2). Phòng ngủ đặt tại vị trí này sẽ làm cho vợ chồng thường hay có những suy nghĩ và hành động xung khắc nhau, từ đó vợ chồng hay bất hòa và tình nghĩa dầ dần phai. nhạt.

* Nhà không nên thiếu cung Tình Duyên: Trong khoa Phong Thủy, góc ở hướng Tây-Nam của căn nhà chính là vị trí của cung Tình Duyên và Hôn Nhân. Cung này tượng trưng cho tình yêu, tình nghịa vợ chồng cũng như hạnh phúc giữa hai vợ chồng có được bền vững hay không. Khiếm khuyết cung này sẽ có ảnh hưởng sâu xa đối với gia chủ: nhẹ thì vợ chồng khắc nhau hay chia ly, nặng có thể là tử biệt. Chúng ta không phải chỉ lưu ý đến góc Tây-Nam của căn nhà, mà còn phải lưu ý đến góc Tây-Nam trong phòng ngủ của hai vợ chồng gia chủ nữa. Nếu góc này bị khuyết, thì ảnh hưởng cũng như vừa nêu trên, nhưng mức độ sẽ nhẹ hơn. Cung Tình Duyên bị khuyết sẽ ảnh hưởng mạnh mẽ cho gia chủ khi còn trẻ. Khi về già, ảnh hưởng sẽ nhẹ hơn, chỉ còn là sự xung khắc giữa hai vợ chồng, nhưng lúc đó lại ảnh hưởng nhiều hơn cho con cái. Cho nên bậc cha mẹ không thể coi nhẹ điều này nếu con cái đã đến tuổi trưởng thành.

* Toilet không thể ở ngay cung Tình Duyên: Nếu một cái toilet ở ngay góc Tây-Nam của căn nhà hay phòng ngủ của hai vợ chồng gia chủ, thì tình nghĩa giữa hai vợ chồng dần dần sẽ bị nước cuốn trôi đi.

* Không nên có kiếng trong phòng ngủ: Phòng ngủ của vợ chồng gia chủ không nên có kiếng, nhất là kiếng đối diện ngay với giường ngủ. Khoa Phong Thủy cho rằng, có kiếng trong phòng ngủ như có mặt người thứ ba, khiến cho vợ chồng từ chỗ hay bất hòa đến chia tay là chuyện có thể xảy ra.

* Không nên đặt giường ngủ của hai vợ chồng ngay dưới một cây xà, mà cây xà này “chia đôi” giường ngủ của hai vợ chồng ngay ở giữa theo chiều dọc. Đó là biểu hiệu một sự chia cắt có thể xảy đến trong tương lai nếu không biết những cách để hóa giải.

* Nếu biết và có thể tránh được thì không nên mướn hoặc mua một căn nhà, mà chủ nhà đã ở trong tình trạng đổ vỡ, hoặc là chia tay, hoặc là nửa đường đứt gánh. Những tà khí từng hủy hoại hạnh phúc của đời chủ trước vẫn còn lưu lại trong căn nhà và tiếp tục ảnh hưởng đến người kế tiếp. Trường hợp đó, khoa Phong Thủy gọi là Luật Lưu Truyền, người Mỹ gọi là Predecessor Law, còn người Việt thì gọi một cách bình dân là có “huông”.

Những trường hợp vừa nêu trên là những điều mà cả hai vợ chồng đều phải lưu ý. Ngoài ra, có những trường hợp mà quý bà nên quan tâm để tránh khỏi sự vô tình đẩy người chồng ra khỏi tầm tay của mình:

* Nếu nhà có dạng hình chữ L và có một cạnh chữ L nằm nhô ra gần đường, thì không nên đặt phòng ngủ của hai vợ chồng ở trong khu vực này. Phòng ngủ đặt tại vị trí này sẽ khiến cho người chồng dễ có những hoàn cảnh đưa đẩy, chẳng hạn vì công việc, vì sự giao tế... rồi nẩy sinh ra tình cảm riêng tư.

* Nếu thích nhà có hồ nước, hồ cá hay hồ để thả hoa sen, hoa súng... thì các bà nên lưu ý đừng bao giờ làm một cái hồ ngay trước nhà và ở về bên phải của cửa chính, nếu đứng từ trong nhà nhìnra. Một dạng nước nào ở vị trí này, thì ảnh hưởng cũng tương tự như trường hợp vừa nêu trên. Người chồng thường kiếm cơ hội ăn và ngủ qua đêm ở ngoài, rồi chuyện có tình nhân hay vợ bé chỉ là vấn đề thời gian mà thôi.

Phần các ông, dù lúc nào cũng đầy đủ phong độ của một đấng nam nhi, tuy nhiên, cũng nên có một chút quan tâm đến hạnh phúc chung của gia đình. Bởi vậy:

* Đối với khoa Phong Thủy, góc Tây-Nam của căn nhà biểu tượng cho người vợ, người mẹ trong gia đình. Cho nên, nếu căn nhà có phần ở hướng Tây-Nam nằm nhô ra, thì những ảnh hưởng mạnh mẽ của phần này sẽ tác động đến người vợ. Có thể những sự đưa đẩy tình cờ nào đó trong cuộc sống, khiến cho người đàn bà trở nên có khuynh hướng thích cuộc sống bên ngoài hơn cuộc sống trong gia đình.

Ở đây chúng ta phân ra hai trường hợp: Nếu góc Tây-Nam nhô về hướng Nam, người đàn bà có thể vì danh vọng, địa vị ngoài xã hội mà coi nhẹ hạnh phúc gia đình. Nếu góc Tây-Nam nhô về hướng Tây, người đàn bà có khuynh hướng thích sinh hoạt trong các lãnh vực về văn học, nghệ thuật rồi từ từ lãng quên trách nhiệm và bổn phận của một người vợ, người mẹ.

* Nếu quý ông là người thích gần gủi với thiên nhiên, thích trồng cây, trồng hoa trong vườn, thì cũng nên nhớ một vài điều cấm kỵ của khoa Phong Thủy về vấn đề cây kiểng. Người Trung Hoa có câu: “Đông đào, Tây liễu”, có nghĩa là hướng Đông không nên trồng cây đào, hướng Tây không nên trồng cây liễu. Cây đào, cây liễu trồng trong vườn theo hai hướng này làm cho người đàn bà, con gái trong gia đình trở nên có khuynh hướng đa tình, lãng mạn.

* Và dù có thích hoa, yêu hoa thì quý ông cũng không nên trồng hoa đào trước ngõ. Hoa đào trước nhà là hình ảnh của người thiếu phụ tựa cửa đợi người tình trong mộng.

Cuối cùng, khu vực ở hướng Đông của căn nhà là vị trí cung Gia Đạo, nơi biểu tượng cho tình nghĩa vợ chồng. Ảnh hưởng của cung này mạnh hơn khi gia chủ đã lớn tuổi, lúc đó cung Gia Đạo không những ảnh hưởng đến tình nghĩa mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe của hai vợ chồng nữa. Hướng Đông thuộc hành Mộc và hợp với màu xanh, màu lục, cho nên khi tác động vào cung Gia Đạo để tình nghĩa vợ chồng thêm nồng thắm thì phải lưu ý đến điều này.

Chúng ta vẫn thường nghe nói, “Cam trồng đất Tề thì ngọt, trồng qua đất Triệu thì chua”. Con người cũng vậy, có thể ở trong căn nhà này thì cuộc sống tốt đẹp, mà dời vào căn nhà khác thì mọi việc đều ngược lại. Khi chuyện xảy ra rồi chúng ta mới tự hỏi, lỗi tại ai? Có khi lỗi chẳng tại ai cả. Cam trồng ở đất khác bị chua thì lỗi tại cam hay tại đất? Phong Thủy ảnh hưởng trên cây cỏ. Phong Thủy ảnh hưởng trên cuộc sống của con người. Hiểu rõ điều này, chúng ta có thể tránh được những sự vô tình có thể hủy hoại hạnh phúc cả một đời người.



Hữu nhược vô
Thực nhược hư
Go to the top of the page
 
+Quote Post
waterfallsoulpea...
post Aug 26 2005, 10:17 PM
Bài viết #10

Thanh Tuan
******

Nhóm: Thường dân
Bài Viết: 710
Gia Nhập: 8-March 05
Thành Viên Thứ: 10



Làm Thế Nào Để Có Danh Tiếng Và Sức Sáng Tạo?




Thường đối với những người sinh hoạt trong các ngành văn học, nghệ thuật như văn sĩ, thi sĩ, ký giả, nhạc sĩ, ca sĩ, soạn giả, đạo diễn, tài tử điện ảnh hay kịch nghệ, người mẫu, kiến trúc sư, họa sĩ, điêu khắc gia, nhiếp ảnh gia v.v... đều có hai yếu tố cần thiết cho sự thành công lâu bền, đó là khả năng sáng tạo và danh tiếng.

Khả năng sáng tạo của mỗi người, trước tiên là do thiên phú, sau đó là do sự học hỏi, kiến thức và kinh nghiệm bồi đắp thêm. Khả năng sáng tạo tùy thuộc một phần rất lớn vào nguồn cảm hứng của mỗi cá nhân. Những xúc cảm, những rung động có thật tự đáy lòng của người văn nghệ sĩ mới là những chất liệu quý giá để tạo thành những tác phẩm đáng kể.

Nhưng nguồn cảm hứng từ đâu mà có? Từ bối cảnh chung quanh, từ cuộc sống thật của mình. Và làm sao nuôi dưỡng được nguồn cảm hứng bất tận để sáng tạo? Trong lãnh vực của khoa học huyền bí, khoa Phong Thủy có thể giúp cho chúng ta trả lời được điều này.

Phong Thủy là một khoa học huyền bí của người Trung Hoa đã có gần bốn ngàn năm nay. Tuy là một khoa học huyền bí, nhưng những quan niệm của khoa Phong Thủy rất gần với cuộc sống hiện tại của chúng ta. Chẳng hạn, trong một căn nhà, phần ở hướng chánh Tây là vị trí của cung Tử Tức. Cung Tử Tức chủ về vấn đề con cái. Đối với khoa Phong Thủy, sinh một đứa con là một sự sáng tạo, cho nên, cung Tử Tức không những chủ về vấn đề con cái, mà còn ảnh hưởng đến khả năng sáng tạo của gia chủ nữa. Bởi vậy, nếu muốn có một nguồn cảm hứng dồi dào, một khả năng sáng tạo phong phú, chúng ta cần phải lưu ý để tác động vào cung này theo những phương cách đơn giản như sau:

- Hướng Tây thuộc hành Kim, cho nên nếu có trang trí ở phần này thì chỉ nên trưng bày những thứ bằng sành sứ, đá hay thủy tinh. Chẳng hạn, những tượng bằng đá hay thạch cao, những bình, chậu bằng sành sứ hay thủy tinh v.v... Những vật bằng kim loại như đĩa bạc, khung hình bằng bạc, tượng đồng v.v... cũng thích hợp. Không nên đặt nhiều đèn hay dùng đèn quá sáng ở khu vực này. Vách tường hướng Tây của căn nhà cũng không nên đặt lò sưởi, làm cho hành Kim bị hủy hoại, khiến cho người văn nghệ sĩ mất dần nguồn cảm hứng và khả năng sáng tạo ngày càng khô cạn.

- Màu tượng trưng cho hành Kim là màu trắng, màu trắng bạc, màu hoàng kim hay màu tương sinh cho hành Kim là màu vàng. Cho nên, tại phần hướng Tây của căn nhà, nếu có trang trí, thì nên dùng các màu vừa nêu trên là thích hợp. Tránh đừng dùng màu hồng, màu đỏ, màu rượu chát... là những màu của hành Hỏa, vì Hỏa khắc Kim. Chẳng hạn, nếu phần ở hướng Tây của căn nhà là phòng khách, thì không nên trải thảm màu đỏ thẩm hay màu hồng, hoặc đặt tại đây một bộ xa lông màu rượu chát v.v...

Những điều vừa nêu trên không những áp dụng cho phần ở hướng Tây của căn nhà, mà đó là nguyên tắc chung áp dụng cho cả hướng Tây của phòng khách, phòng ngủ của gia chủ (master bedroom) và phòng làm việc tại nhà. Tại các nơi làm việc như tòa soạn, phòng thâu âm, phòng thu hình, studio chụp hình, phòng vẽ v.v... đều nên trang trí theo những nguyên tắc nói trên để tăng thêm nguồn cảm hứng và khả năng sáng tạo cho người văn nghệ sĩ.

Người văn nghệ sĩ ai cũng mong muốn tác phẩm của mình hay sự trình diễn của mình được người đời thưởng thức và tên tuổi của mình lúc nào cũng sáng chói. Tuy nhiên, từ xưa đến nay, không phải lúc nào chữ tài và chữ danh cũng đi liền với nhau một cách dễ dàng. Bởi vậy, khoa Phong Thủy có khả năng giúp cho chúng ta trong việc tạo dựng được một địa vị và danh tiếng ở lãnh vực mà chúng ta sinh hoạt, hoặc giúp chúng ta lấy lại địa vị và danh tiếng một khi mà tên tuổi đã bị lu mờ hay quên lãng.

Đối với khoa Phong Thủy, phần ở hướng chánh Nam của căn nhà là vị trí của cung Địa Vị và Danh Tiếng. Đúng như cái tên đã gọi, cung này chủ về vấn đề địa vị và danh tiếng của người gia chủ, cho nên, cung này không những rất quan trọng đối với những người trong giới văn nghệ sĩ, mà còn là một yếu tố thành bại cho những người như chính khách, lãnh đạo hội đoàn, tôn giáo v.v...

Hướng Nam thuộc hành Hỏa, cho nên nếu có trang trí, bày biện gì ở phần hướng Nam của căn nhà thì những màu như màu đỏ, màu hồng, màu rượu chát... là những màu thích hợp. Ngoài ra, muốn tác động vào cung Địa Vị và Danh Tiếng, chúng ta có thể:

- Ngay trên vách tường hướng chánh Nam của căn nhà, của phòng làm việc, của studio... treo hay trưng bày những huy chương, bằng tưởng thưởng, awards... trong lãnh vực sinh hoạt của mình. Hoặc có thể treo những hình ảnh trong những buổi sinh hoạt, trình diễn, ra mắt tác phẩm, lãnh giải v.v...

- Đặt thêm đèn ở phần hướng Nam của nhà ở, phòng làm việc, studio... để tăng thêm hành Hỏa. Có thể dùng đèn cầy mà không cần phải thắp sáng, chỉ là biểu tượng mà thôi. Nếu dùng đèn cầy, thì nên dùng đèn cầy màu đỏ.

- Ngay hướng chánh Nam của nhà ở hay nơi làm việc, tránh không nên đặt toilet. Một cái toilet ở vị trí này, thì gia chủ có thể cũng có chút tiếng tăm, nhưng không phải là tiếng thơm, tiếng tốt như mình mong muốn.

- Ngay ở hướng Nam của phòng khách ở nhà, tại văn phòng, studio... đặt tượng của một bầy ba con, tám con hay chín con ngựa đang phi bằng gỗ sơn đỏ hay bằng đá đỏ, ngụ ý “mã đáo thành công”. Có thể thay tượng bằng tranh vẽ cũng cùng ý nghĩa, nhưng tác dụng của một bức tranh không mạnh bằng một pho tượng. Nhưng điều lưu ý là, dù tranh hay tượng, cũng nên tránh đừng để đầu ngựa hướng ra cửa phòng hay cửa chính. Nếu bên cạnh tượng hay bên dưới bức tranh, chưng thêm một bình hoa hay một chậu hoa màu đỏ, bất cứ hoa gì, sự tác động càng mạnh mẽ hơn.

- Cũng ngay hướng Nam của phòng khách ở nhà, tại văn phòng, studio... treo trên tường một bức tranh có cảnh bình minh cũng rất tốt cho việc tác động vào lãnh vực địa vị, danh tiếng và sự thành công của mình.

Dưới cái nhìn của khoa Phong Thủy, phương Nam là miền đất hứa, là vùng đất của loài chim phượng hoàng, một loài chim mà chỉ một cái vỗ cánh đã bay lên chín tầng mây. Cảnh mặt trời mọc rất huy hoàng. Ánh mặt trời lúc bình minh rất rực rỡ. Và đó là những biểu tượng rất tốt cho sự thành công và danh tiếng.



Hữu nhược vô
Thực nhược hư
Go to the top of the page
 
+Quote Post
waterfallsoulpea...
post Aug 26 2005, 10:18 PM
Bài viết #11

Thanh Tuan
******

Nhóm: Thường dân
Bài Viết: 710
Gia Nhập: 8-March 05
Thành Viên Thứ: 10



Cẩm Nang Phong Thủy
Tác giả: Nguyễn Phúc Vĩnh Tung



Hữu nhược vô
Thực nhược hư
Go to the top of the page
 
+Quote Post
waterfallsoulpea...
post Aug 26 2005, 10:19 PM
Bài viết #12

Thanh Tuan
******

Nhóm: Thường dân
Bài Viết: 710
Gia Nhập: 8-March 05
Thành Viên Thứ: 10



Lam sao de co tien va giu duoc tien !



Hữu nhược vô
Thực nhược hư
Go to the top of the page
 
+Quote Post
waterfallsoulpea...
post Aug 26 2005, 10:21 PM
Bài viết #13

Thanh Tuan
******

Nhóm: Thường dân
Bài Viết: 710
Gia Nhập: 8-March 05
Thành Viên Thứ: 10



Huong Giang



Hữu nhược vô
Thực nhược hư
Go to the top of the page
 
+Quote Post

Reply to this topicStart new topic
> 1 Người đang đọc chủ đề này (1 Khách và 0 Người Ẩn Danh)
0 Thành Viên:

 

.::Phiên bản rút gọn::. Thời gian bây giờ là: 5th May 2024 - 12:53 AMSpring Style