Chào mừng Khách ( Đăng nhập | Đăng kí )

IPB
 
Reply to this topicStart new topic
> Nghề thuần phục voi ở Tây Nguyên
Van-Hoang
post Sep 13 2006, 11:16 PM
Bài viết #1

Trung sĩ
***

Nhóm: Thường dân
Bài Viết: 54
Gia Nhập: 29-October 05
Đến Từ: Cố đô Huế
Thành Viên Thứ: 173



Nghề thuần phục voi ở Tây Nguyên

Đầu tiên, voi rừng được đưa về địa điểm thuần dưỡng - là những nơi khô ráo, thoáng mát, có những cây cổ thụ để xích voi.
Người thuần dưỡng voi là các kuru từng bắt được voi, hoặc là người chưa hề bắt được con voi nào nhưng có kinh nghiệm thuần dưỡng voi.

Ba ngày đầu tiên chuẩn bị bước vào huấn luyện voi, người thuần phục cho voi ăn rất ít, làm cho chú voi suy giảm sức khỏe để bớt hung hăng.

Tiếp đến, người ta dùng voi nhà để kiềm chế, bắt voi rừng đứng im rồi đưa còng vào hai chân sau, hai chân trước. Sau đó, xích một chân sau của chú voi vào gốc cây, lúc này voi chỉ được tiến lùi trong một phạm vi hẹp.

Người ta đóng gông có gai nhọn vào cổ voi, gông có dây treo lên cành cây phía trên đầu voi, khiến nó không thể quay đầu, quật vòi vì bị gai đâm.

Tiếp đến người ta dùng """từ phạm húy"""c sắt và sừng trâu làm dùi cui, """từ phạm húy"""c lỗ tai để xâu một sợi dây rừng, như phụ nữ đeo khuyên.

Toàn bộ những công việc trên được thực hiện trong một hoặc hai ngày. Sau đó, người ta làm lễ cúng tế để tiến hành thuần dưỡng voi.

Lễ vật cúng ít nhất là một con gà, một ché rượu cần, một nhúm gạo đựng trên lá cây. Gà được chặt cổ lấy máu rảy lên đầu voi.

Nội dung của lời cúng thường là sự cầu mong trời đất, thần linh phù hộ cho người và voi được may mắn, mọi việc tiến hành trôi chảy.

Thông thường trong khoảng một tuần là con voi bị khuất phục, người thuần dưỡng có thể đứng gần vuốt ve chúng.

Trong giai đoạn này, người ta dùng một số vỏ cây để làm thuốc trộn với đất tổ mối, đắp lên các vết xây xát trên mình voi do bị thương trong quá trình rượt bắt và thị uy của người dạy voi gây nên.

Tiếp đến người ta tập cho voi xỏ còng, các còng số 8 buộc vào chân voi trước đây được tháo ra.

Đầu tiên, người ta cho voi tập xỏ còng lớn, sau đó mới tập xỏ còng nhỏ. Mỗi lần đút còng vào chân voi, người ta hét to ra lệnh, kết hợp dùng gậy có đầu đinh nhọn đâm vào chân, bắt voi nhấc chân lên.

Sau 6 - 7 ngày voi thành thạo, người ta lại cho voi tập chở người. Trên thân voi được buộc 2 - 3 vòng dây để dễ leo trèo. Ban đầu, voi rừng tỏ ra rất khó chịu, lắc thân liên tục khi bị người trèo lên lưng.

Tập ba ngày liền thì voi quen. Khoảng 7 - 8 ngày sau những con voi lớn biết chở hai, ba người.

Người trực tiếp điều khiển voi (nài) ngồi trên đầu voi, dùng móc sắt gõ vào đầu nó hoặc móc vào tai kéo, hai chân người điều khiển kẹp vào đầu voi, hai ngón chân cái gí vào mép tai của nó để điều khiển hướng đi.

Tập xong giai đoạn này người ta cho voi ăn uống đầy đủ, đồng thời cho voi nhà kèm ra sông để tắm.

Tiếp đến người ta tập thả voi mới thuần dưỡng vào rừng, hai chân sau của nó phải đeo một dây xích bằng sắt dài 10 – 15m, nặng đến 50 kg để nó khó có bề đi xa và khi đi tìm nó cứ việc lần theo vết xích.

Sau 3 - 5 ngày, voi được đưa về nơi thuần dưỡng một lần nữa để ôn tập bài cũ. Một tháng sau khi tập thả voi vào rừng, con voi cần thuần phục được chính thức làm lễ nhập buôn.

Lễ nhập buôn dù chủ nhà nghèo đến mấy cũng phải làm một con heo và ba ché rượu cần để cúng trời đất, thần linh. Voi sẽ được công nhận là một thành viên của buôn làng.

Về cơ bản, công việc thuần dưỡng đến lúc này là xong. Sau đó, người ta chỉ tập thêm một số động tác bật cao như quỳ hai chân sau, co một chân trước dùng vòi để đỡ người lên .

Theo những người thuần dưỡng voi nổi tiếng ở Tây Nguyên, voi rừng từ 4 - 7 tuổi là dễ thuần dưỡng nhất. Voi càng cao tuổi càng khó thuần dưỡng.

Những con voi trán phẳng, sống lưng phẳng, ngà mọc lệch, chỉ có một ngà, đặc biệt là ngà mọc lệch từ phải qua trái thường là voi rất hung dữ, phải mất nhiều thời gian mới thuần dưỡng được.

Tuy vậy, con voi thuần dưỡng lâu nhất không quá ba tháng. Trong suốt thời gian thuần dưỡng, người cải huấn voi phải làm lều ăn ở tại nơi thuần dưỡng. Họ không được gần gũi với phụ nữ, nếu không sẽ bị voi phát hiện và phản ứng dữ dội.

Từ xưa tới nay người Tây Nguyên thuần dưỡng hàng ngàn con voi rừng phục vụ cho vận chuyển trong đời sống cũng như vận chuyển trong kháng chiến nhưng đến nay chưa ai bị voi quật chết.


Theo Gia Đình&Xã Hội
Go to the top of the page
 
+Quote Post

Reply to this topicStart new topic
> 1 Người đang đọc chủ đề này (1 Khách và 0 Người Ẩn Danh)
0 Thành Viên:

 

.::Phiên bản rút gọn::. Thời gian bây giờ là: 5th May 2024 - 03:31 AMSpring Style