Chào mừng Khách ( Đăng nhập | Đăng kí )

IPB
 
Reply to this topicStart new topic
> Ngôn ngữ - Văn học, Việt Nam
kinhk19c
post Aug 8 2005, 04:36 PM
Bài viết #1

Ôm đời ngủ muộn ...
********

Nhóm: Chỉ huy
Bài Viết: 1.495
Gia Nhập: 8-March 05
Đến Từ: Huế - Đà Nẵng - Hội An
Thành Viên Thứ: 9



Ngôn ngữ - Văn học

NGÔN NGỮ

Việt Nam là đất nước có 54 dân tộc. Mỗi dân tộc đều có tiếng nói và sắc thái văn hoá riêng nhưng lại có chung một nền văn hoá thống nhất. Tính thống nhất của nền văn hoá Việt Nam biểu hiện ở ý thức cộng đồng, gắn bó giữa các dân tộc với nhau trong quá trình dựng nước và giữ nước. Tiếng Việt được sử dụng là tiếng phổ thông, là công cụ giao tiếp chung của các dân tộc sống trên dải đất Việt Nam.

Cùng với sự phát triển của đất nước, ngày nay để phục vụ cho giao lưu quốc tế nhiều ngôn ngữ nước ngoài cũng được sử dụng ở Việt Nam như tiếng Anh, Pháp, Nga, Hoa, Ðức,...

VĂN HỌC

Nền tảng văn hoá truyền thống của Việt Nam là văn hoá dân gian. Ðó là kho tàng văn hoá giàu có phong phú với những truyện thần thoại, truyền thuyết, cổ tích, ca dao, hò vè..., là những làn điệu dân ca, các hình thức sân khấu dân gian phong phú. Nền văn hóa dân gian ấy đã phát triển dưới dạng truyền miệng trước khi có chữ viết ở Việt Nam.

Song song với dòng văn học truyền miệng, nền văn học bác học bắt đầu xuất hiện ở Việt Nam với các tác phẩm viết bằng chữ Hán (thế kỷ thứ X). Trong suốt một thời gian dài, các nền văn hoá phương Bắc, văn hoá ấn Ðộ thông qua đạo Phật, đạo Nho đã ảnh hưởng sâu sắc đến nền văn học và chữ viết của Việt Nam. Tuy nhiên bản sắc của văn hoá Việt Nam vẫn được bảo vệ và phát triển với việc xuất hiện văn học chữ Nôm (cải biên của chữ Hán theo âm tiếng Việt) vào thế kỷ XIII.

Ðặc biệt vào thế kỷ XVII, một số giáo sĩ phương Tây đã sử dụng chữ cái La Tinh để phiên âm tiếng Việt và nhờ vậy đã ra đời chữ Quốc ngữ. Sau hai thế kỷ, chữ Quốc ngữ đã ngày càng phổ biến và trở thành chữ viết chính thức của Việt Nam. Từ cuối thế kỷ XIX, dòng văn học bằng chữ quốc ngữ đã ra đời và phát triển mạnh mẽ (văn xuôi, văn vần, truyện, thơ,...). Sau Cách mạng tháng Tám, nền văn học hiện đại Việt Nam đã chuyển sang một giai đoạn mới mang tính dân tộc và tính hiện đại sâu sắc. Việt Nam đã giới thiệu nhiều thành tựu văn học của mình, từ văn học cổ điển đến văn học hiện đại ra nước ngoài và nhiều tác phẩm, tác giả Việt Nam đã được thế giới biết đến.



Bỏ trăng gió lại cho đời
Bỏ ngang ngửa sóng giữa lời hẹn hoa...
Go to the top of the page
 
+Quote Post
kinhk19c
post Aug 8 2005, 04:38 PM
Bài viết #2

Ôm đời ngủ muộn ...
********

Nhóm: Chỉ huy
Bài Viết: 1.495
Gia Nhập: 8-March 05
Đến Từ: Huế - Đà Nẵng - Hội An
Thành Viên Thứ: 9



Ca Dao Việt Nam

Gẫm xem sự thế nực cười
Một con cá lội mấy người buông câu

Chỉ đâu mà buộc ngang trời
Tay đâu mà bụm miệng người thế gian

Chì khoe chì nặng hơn đồng
Sao chì chẳng đúc nên cồng, nên chuông

Cười người chớ vội cười lâu
Cười người hôm trước hôm sau người cười

Chó đâu chó sủa lỗ không
Không thằng ăn trộm cũng ông ăn mày

Chuyện đời chẳng ít thì nhiều
Không dưng, ai dễ đặt điều cho ai

Một nhà hai chủ không hoà
Hai vua một nước ắt là không yên

Muốn cho êm ấm cửa nhà
Vợ kêu chồng dạ bẩm bà, con đây !

Có trộm mới đi ăn đêm
Ai người tử tế ra đường nữa khuya

Con cóc nằm mép bờ ao
Lăm le lại muốn đớp sao trên trời

Còn duyên kẻ đón người đưa
Hết duyên đi sớm về trưa một mình

Con ơi gia cảnh mình nghèo
Ham chi vợ đẹp vợ giầu nó khinh

Hèn mà làm bạn với sang
Kẻ ngồi người đứng có ngang nhau bao giờ ?

Muốn sang thì bắc cầu kiều
Muốn yêu cô chị phải chiều cậu em

Nhỏ thì nhờ mẹ nhờ cha
Lớn lên nhờ vợ, về già nhờ con

Tiếc thay hột gạo trắng ngần
Ðã vo nước đục, lại vần than rơm

Xưa kia ăn đâu ở đâu
Bây giờ có bí, chê bầu rằng hôi



Bỏ trăng gió lại cho đời
Bỏ ngang ngửa sóng giữa lời hẹn hoa...
Go to the top of the page
 
+Quote Post

Reply to this topicStart new topic
> 1 Người đang đọc chủ đề này (1 Khách và 0 Người Ẩn Danh)
0 Thành Viên:

 

.::Phiên bản rút gọn::. Thời gian bây giờ là: 8th May 2024 - 11:07 PMSpring Style