Chào mừng Khách ( Đăng nhập | Đăng kí )

IPB
 
Reply to this topicStart new topic
> Chữa trị cảm nắng, say nắng
nhibo
post May 25 2005, 08:59 PM
Bài viết #1

Trung tá
*****

Nhóm: Thường dân
Bài Viết: 262
Gia Nhập: 3-April 05
Đến Từ: Sct. Joergensvej 23, 4000 Roskilde, Denmark
Thành Viên Thứ: 71



Mùa hè, có những hôm nhiệt độ ngoài trời trên 40 độ C trong khi độ ẩm của không khí lại cao (có khi trên 90%). Nóng và ẩm là những yếu tố bất lợi cho sức khỏe, rất dễ gây cảm nắng, say nắng, nhất là với trẻ em và người cao tuổi.

Khi nhiệt độ ngoài trời quá cao hoặc lao động thể lực nặng nhọc, cơ thể sẽ thải bớt nhiệt, chủ yếu bằng cách khuyếch tán, dẫn truyền nhiệt qua da và bay hơi mồ hôi. Như vậy, da là bộ phận chống nóng quan trọng. Điều kiện bất lợi cho sự khuếch tán, dẫn truyền và bốc hơi (như trời đứng gió, không khí không lưu thông, ẩm độ không khí cao...) rất dễ gây cảm nắng, say nắng.

Say nắng là một trường hợp cấp cứu. Trường hợp nhẹ, người bệnh có cảm giác khó thở, mỏi mệt như sắp ngất, mặt đỏ, da khô và nóng, các mạch máu ở cổ, thái dương đập mạnh, các động tác chậm chạp, thiếu chính xác, có thể sốt 38-39 độ C. Trường hợp nặng, ngoài những triệu chứng trên, bệnh nhân bị nhức đầu nhiều, chuột rút, đau bụng, nôn mửa, có thể ngất, mê man, ngừng thở, tim đập nhanh... Có những trường hợp bệnh xuất hiện rất đột ngột, người bệnh đang làm việc thì ngất đi ngã tại chỗ, co giật, mê man... Nếu không được cấp cứu nhanh chóng và có hiệu quả thì rất dễ tử vong.

Xử trí cảm nắng, say nắng

Đối với những trường hợp nhẹ, cần nhanh chóng đưa người bệnh vào chỗ mát, thoáng gió, nới hết quần áo, bỏ tất cả những thứ gì cản trở cho sự hô hấp, tuần hoàn. Lấy khăn to nhúng nước lạnh, vắt ráo rồi lau khắp cơ thể, đắp khăn mát lên trán, cho uống nước chè đường, nước bột sắn dây, nước chanh quả, quạt nhẹ. Điều cần chú ý là phải để bệnh nhân nằm nghỉ và theo dõi sức khỏe trong vòng 24 giờ, không nên thấy người bệnh đã dễ chịu lại để tiếp tục làm việc ngoài nắng, rất dễ bị say nắng lại và lần sau sẽ nặng hơn lần trước.

Trong dân gian có nhiều bài thuốc chữa cảm nắng, say nắng tốt:

Lá hương nhu tươi 50 g (khoảng 1 nắm), muối ăn 1 g. Rửa sạch hương nhu, cho muối vào, giã nát, cho vào 150 ml nước đun sôi để nguội, nghiền kỹ, dùng vải thưa sạch lọc vắt lấy nước uống cả một lần. Trẻ em tùy tuổi mà uống ít đi. Sau đó 2-3 giờ, nếu bệnh nhân còn mệt, còn khát nước, cho uống thêm một lần nữa.

Lá tre tươi 30 g, lá hương nhu tươi 30 g, gừng tươi 3 lát. Tất cả đem rửa sạch, cho vào ấm sắc với 300 ml nước còn 200 ml, cho bệnh nhân uống cả một lần. Trẻ em tùy tuổi mà giảm liều lượng.

Lá tre tươi 12 g, hương nhu tươi 16 g, rau má tươi 12 g, củ sắn dây 12 g. Tất cả rửa sạch, cho vào ấm, sắc với 300 ml nước lấy một nửa. Người lớn uống cả một lần, ngày uống hai lần. Trẻ em tùy tuổi uống ít hơn.

Trường hợp say nắng nặng, bệnh nhân phải được cấp cứu thật khẩn trương nhằm chống lại sự tăng nhiệt độ, mất nước và mất muối, chống trụy tim mạch và rối loạn thần kinh tại bệnh viện. Vì vậy, sau khi sơ cứu xong, phải nhanh chóng chuyển ngay người bệnh đến một cơ sở điều trị gần nhất để theo dõi và cứu chữa kịp thời.

Theo VN Express
Tài liệu đính kèm(s)
Đính Kèm  Huong_nhu.jpg ( 6.26k ) Số lượng tải: 0
 
Go to the top of the page
 
+Quote Post

Reply to this topicStart new topic
> 1 Người đang đọc chủ đề này (1 Khách và 0 Người Ẩn Danh)
0 Thành Viên:

 

.::Phiên bản rút gọn::. Thời gian bây giờ là: 5th May 2024 - 06:32 AMSpring Style