Chào mừng Khách ( Đăng nhập | Đăng kí )

IPB
 
Reply to this topicStart new topic
> flash, flash animation
ngulong01
post May 6 2005, 06:45 AM
Bài viết #1

Thượng úy
****

Nhóm: Thường dân
Bài Viết: 167
Gia Nhập: 4-May 05
Thành Viên Thứ: 92



ok, share với các bạn các tạo Plast animation.....


Khi vào các trang Web bạn thấy có nhiều đoạn Intro rất hấp dẫn được làm bằng Flash--> bạn muốn học Flash? Flash rất dễ chủ yếu để làm được những đoạn Intro hay ta phải có ý tưởng thôi. Mình sẽ gửi một số bài đơn giản để giup các bạn mới học Flash bắt đầu, còn ý tưởng thì mong rằng sau khi các bạn học sẽ gửi một số "tác phẩm" của mình cho mọi ngườ cùng coi.
Mình sẽ dùng Flash 5 để hướng dẫn bài này,vì Flash 5 và FlashMX cũng giống nhau trong phần này thôi, bạn nào cài Flash MX thì cũng hãy thử nhé. Từ bài sau mình sẽ dùng FlashMX để dạy phần ActionScript. Để làm quen với giao diên của Flash bạn hãy Download file mình gửi kèm để tham khảo.

Bài 1: Animation.

Như đã nói ở trên, việc tạo chuyển động(Animation) trong FLash rất dễ dàng, có thể nói nó chỉ gồm 1 trong 4 cách chính sau:
1. Chuyển động tịnh tiến, phóng to thu nhỏ...(Motion Tween)
Cách làm :
- Tạo một hình vẽ, rồi chọn hết hình bạn vừa vẽ(bằng cách nhấp chuột từ góc trên bên trái của vật rồi kéo xuống góc dưới bên phải của vật), sau đó nhấn Control+G để Group vật lại(Khi bạn vẽ một vật nào đó thì nó là tập hợp của nhiều pixel màu liên tiếp nhau, khi bạn Group tất cả các pixel đó lại thì ta được một đối tượng duy nhất), hoặc bạn có thể dùng công cụ Text tool để viết chữ...
- Nhấp phải chuột tại KeyFrame thứ 20 (Hoặc KeyFrame nào tuỳ bạn) rồi chọn Insert KeyFrame. Tại đó bạn chọn đối tượng bạn vừa tạo rồi bạn có thể: Kéo nó ra chỗ khác hoặc dùng công cụ Scale để phóng to hay thu nhỏ đối tượng hoặc có thể kết hợp cả hai thao tác trên...
- Nhấp phải chuột vào khoảng giữa KeyFrame đầu và KeyFrame 20, rồi chọn Create Motion Tween. Lúc này trên Time Line của bạn sẽ thấy có một mũi tên chỉ từ KeyFrame đầu tiên đến KeyFrame 20 trên nền màu tím nhạt(mặc định)
- Nhấn Control+Enter để xem công việc mình vừa làm. Bạn sẽ thấy đối tượng bạn tạo ra sẽ chuyển động từ vị trí này sang vị trí khac hoặc phóng to lên hay nhỏ đi hoặc cả hai tuỳ theo thao tác bên trên mà bạn chọn là gì. Nếu bạn không thấy như trên thì có lẽ bạn đã làm sai, hãy thử lại một lần nữa đừng nản chí hihi

2. Chuyển động và biến hình (Motion Shape)
Cách làm:
- Tạo một hình vẽ bất kỳ, chú ý lần này ta sẽ không Group hình vẽ thành một đối tượng duy nhất nữa, nếu bạn có một đối tượng đã được Group (hoặc bạn viết ch&#7919 thì bạn chọn đối tượng của bạn rồi nhấn Control+B một hoặc nhiều lần cho tới khi nào bạn thấy đối tượng của bạn đã là tập hợp của nhiều Pixel thì thôi...
- Nhấp phải chuột tại KeyFrame 20 (Hoăc KeyFrame bất k&#7923 rồi chọn Insert KeyFrame.
- Tại KeyFame này bạn có thể làm các thao tác sau với hình vẽ của bạn: chọn hết hình vẽ rồi di chuyển đến chỗ khác,Thay đổi màu sắc của hình vẽ, sửa đổi hình dạng của hình vẽ(hoặc xoá hình cũ đi và vẽ hình mới, chú ý hình mới cũng không được là 1 Group) hoặc tập hợp của các thao tác trên...
- Nhấp chuột vào khoảng giữa từ KeyFrame đầu tới KeyFrame 20, chọn Window->Panels->Frame(Hoặc Control+F)
- Tại ComboBox Tweening chọn Shape. Lúc này trên TimeLine của bạn sẽ có một mũi tên chỉ từ KeyFrame đầu tới KeyFrame 20 trên nền màu xanh nhạt...
- Nhấn Control+Enter để xem công việc mình vừa làm. Bạn sẽ thấy đối tượng của bạn sẽ chuyển động từ vị trí này sang vị trí khác, đổi từ màu này sang màu khác, biến đổi từ hình dạng này sang hình dạng khác hoặc tập hợp của nhiều dạng trên tuỳ theo các thao tác mà bạn áp dụng. Nếu bạn không thấy như trên thì có lẽ bạn đã làm sai, hãy thử lại một lần nữa đừng nản chí hihi

3. Chuyển động theo đường cong bất kỳ (Guide Motion)
Trong hai cách trên chúng ta chỉ có thể làm cho vật chuyển động theo quỹ đạo là những đường thẳng, trong cách sau ta sẽ làm cho vật chuyển động theo quỹ đạo bất kỳ.
Cách làm:
- Tạo đối tượng trong tình trạng được Group.
- Nhấp vào biểu tượng Add Guide Layer, trên Layer Guide này dùng công cụ để vẽ một đường cong bất kỳ.
- Insert KeyFrame tại KeyFrame 20(Hoặc bất k&#7923 cho cả hai Layer.
- Vào View chọn dấu Check cho Snap to Objects...
- Tại KeyFrame đầu của Layer chứa vật (Chú ý phân biệt khi thao tác trên Layer nào), nhấp vào giữa vật rồi kéo vào một đầu của đường cong bạn vừa vẽ, Khi kéo vật bạn thấy giữa vật có một dấu chấm tròn, hay để dấu chấm tròn này dính vào đường cong (bạn sẽ cảm tưởng có lực hút khi kéo vật lại gần đường cong )
- Tại KeyFrame 20 kéo vật tới vị trí khác của đường cong , tại đây bạn cũng có thể dùng công cụ Scale để phóng to hay thu nhỏ vật.
- Nhấp chuột phải vào khoảng giữa KeyFrame 1 và 20 của Layer chứa vật rồi chọn Create Motion Tween.
- Nhấn Control+Enter để xem công việc mình vừa làm.
Thao tác tạo chuyển động này có thể khó hơn hai cách trên vì khi kéo vật lại đường cong nó không có "dính" vào, nếu bạn không thấy nó chuyển động theo đường cong thì hãy thử lại một lần nữa và chú ý khi kéo lại đường cong.

4. Thay đổi tại từng KeyFrame
Cách này giống như là làm phim hoạt hình, ta vẽ những hình chuyển động liên tiếp nhau rồi ghép chúng lại...
Cách làm:
- Tạo một đối tượng
- Tại KeyFrame kế tiếp hoặc cách một vài KeyFrame InsertKeyFrame, xoá đối tượng cũ, vẽ đối tượng mới... lặp lại bước này cho tới khi hết đoạn phim bạn muốn tạo.
- Control+Enter để xem công việc mình làm.

Bài 2: Tạo các Symbol trong Flash.

Trong bất kỳ lĩnh vực nào của cuộc sống thì tính "dùng lại" của một vật nào đó đã được làm từ trước là rất cần thiết. Trong Flash cũng vậy, ta có thể tạo ra các Object hay các function rồi có thể "tái sử dụng" sau này. Trong bài này chúng ta sẽ học về cách tạo ra các Object có khả năng dùng lại như vậy.

1. Tạo một Movie Clip có thể dùng lại sau này
Trong bài trên chúng ta đã coi ví dụ là làm một đối tượng chuyển động từ vị trí náy tới vị trí khác. Bây giờ giả sử bạn làm một vật chuyển động từ phải sang trái, và một vật cũng như vậy chuyển động từ trái sang phải. Bình thường thì bạn phải làm hai lần nhưng nếu sử dụng "tính dùng lại " thì bạn chỉ cấn làm một lần thôi...
Cách làm:
Bước 1:
- Nếu như bạn bắt đầu từ đầu( nghĩa là bạn chưa có hình của đối tượng cần làm chuyển động, bạn bắt đầu vẽ nó) --> Vậy thì chọn Insert-->New Symbol hoặc Ctrl+F8, bạn chọn Movie Clip rồi trong phần Name gõ vào một tên gì đó mà bạn đặt cho Movie của bạn, chú ý tên này là duy nhất nếu như bạn làm nhiều Movie sau này.
Sau khi chọn OK thì bạn sẽ vào phần "thao tác" của Movie đó. Bạn để ý thấy phần bên dưới các Layer của bạn một khoảng có chữ Scene 1 Tên Movie mà bạn đặt(Hãy đợi làm tiếp bước 2 nếu bạn bắt đầu theo bước này, bỏ qua trường hợp Nếu dưới đây)
- Nếu bạn đã vẽ trước một hình thì bạn chọn hết hình đó rồi chọn Insert--> Convert to Symbol, chọn Movie Clip, đặt tên--> OK. Nhấp đúp vào hình vẽ của bạn rồi làm tiếp theo bước sau.
Bạn để ý thấy phần bên dưới các Layer của bạn một khoảng có chữ Scene 1 Tên Movie mà bạn đặt
Bước 2:
- Trong bước này bạn làm cho vật hay hình vẽ của bạn chuyển động theo một trong các bước như đã giới thiệu trong bài 1. Nhưng theo ví dụ trường hợp mình nêu trên là làm hình chuyển động từ phải sang trái thì bạn hãy làm một hình chuyển động từ phải sang trái nha.
Sau khi đã làm chuyển động xong bạn nhấp vào chữ Scene 1 đã chỉ ở trên để trở về cửa sổ làm việc chính.
Bước 3:
Chọn Window--> Library (Flash MX có thể nhấn F11)
Bạn sẽ thấy có một Panel hiện ra, Library là nơi chứa các Symbol mà bạn tạo. Tất cả các Symbol mà bạn tạo sẽ nằm trong này hoặc các file mà bạn Import vào (file hình hay file nhạc) và tất cả chúng đều có thể dùng lại được nhiều lần...
- Nếu như trong bước 1 bạn làm theo trường hợp đầu thì cửa sổ làm việc chính của bạn không có gì, vậy thì bạn hãy nhấp chuột vào tên của Movie Clip trong Library (hay bất kì đối tượng nào trong đó nếu sau này bạn định dùng lại...) rồi kéo nó ra, thả vào trong cửa sổ làm việc chính. (Hãy đợi sau khi xét trường hợp sau )
- Nếu bạn làm theo trường hợp 2 trong bước 1 thì bạn sẽ thấy trong cửa sổ làm việc của bạn đã có sẵn một Movie Clip.
- Bây giờ trong cửa sổ làm việc chính của bạn đã có Movie chuyển động từ trái sang phải. Tạo một Layer mới (Insert--> Layer hoặc nhấn vào biểu tượng Insert Layer) rồi trong Library kéo Movie Clip của bạn ra, chọn vị trí cho nó khác vị trí của Movie đầu tiên.
- Chọn khi Movie mới đang được chọn, chọn menu Modify--> Transform-->Flip Horizontal hoặc dùng công cụ transform đễ quay nó.
- Nhấn Ctrl+Enter để xem. Bạn sẽ thấy có 2 đối tượng chuyển động ngược chiều nhau.
---> Nói thì dài nhưng bạn làm thử sẽ thấy rất nhanh.

2. Tạo các button.
Bước 1:
-Làm theo một trong hai trường hợp trong bước 1 của phân trên, thay vì chọn Movie Clip bạn chọn button. Trong cửa sổ Edit của Button bạn sẽ thấy phần time line bên trên thay đổi, có 4 trang thái Up, Over, Down, Hit.
* Up: là trạng thái bình thường của button
* Over: là trang thái của Button khi Movie chuột qua
* Là trang thái của button khi nhấp chuột lên button
* Hit là trạng thái khá đặc biệt, có thể nói đó là trạng thái để ta xác định phạm vi của button.
Bước 2:
- Nếu bạn làm theo trường hợp 2 trong bước 1 thì bạn sẽ thấy trong trạng thái Up của bạn đã có đối tượng. Nếu bạn làm theo trường hợp 1 thì bạn hãy vẽ đối tượng của bạn đi...
- Nhấp chuột phải vào vị trí Over chọn Insert KeyFrame. trong trạng thái này bạn có thể làm một hoặc nhiều thao tác sau: Xoá hình ban đầu rồi vẽ hình mới thay vào, hoặc phóng to hay thu nhỏ hình ban đầu, hoặc thay đổi màu sắc của hình nếu hình không ở trạng thái Group, hoặc Kéo một Movie Clip trong Library ra...
- Nhấp phải chuột vào trang thái Down rồi làm một số thao tác thay đồi như trên.
- Nhấp chuột phải vào trạng thái Hit rồi chọn Insert KeyFrame, như đã nói ở trên trạng thái này để xác định phạm vi của button nên bạn hãy xác định phạm vi của button bằng cách vẽ, bạn có thể bỏ qua trạng thái này nếu phạm vi của button trùng với hình vẽ của bạn trong các trạng thái Up.
- Kéo button trong Library ra nếu chưa có rồi nhấp Ctrl+Enter rồi thử.......

3. Tạo đối tượng Graphic
Đối tượng này thì khá giống với đối tượng Movie Clip ban đầu. Mình cũng không biết sự khác biệt là gì ([B]Nếu bạn nào biết thì cho mình biết với nha [B])nhưng khi làm thì mình thường chọn Movie Clip khi đối tượng của mình có chuyển động còn Graphic mình chọn khi đối tượng không chuyển động hoặc mình chuyển một hình Import vào Flash để dùng sau này.
---------> Bài 2 tới đây là hết. Khi bạn làm một đoạn Animation nếu bạn thấy có nhiều chỗ dùng lại thì bạn hãy chuyển chúng thành một Symbol nha. Nó sẽ làm cho file của bạn "nhẹ" hơn

Hope có thể giúp đựoc các bạn trong lúc làm web or tạo những plast có ấn tượng cho riêng mình
haha



================================
Like a sad movies on the screen
Our story has no happy ending
Now my world is cold like falling snow
A cold lonely wind that blows
We kissed goodbye on the lonely street
And then you walked away from me
Now my heart it waits to accept sorrow.

=============
Go to the top of the page
 
+Quote Post
Mecgie
post Jul 2 2005, 11:48 PM
Bài viết #2

Thượng tướng
******

Nhóm: Thường dân
Bài Viết: 534
Gia Nhập: 14-April 05
Thành Viên Thứ: 75



Thx Ngulong01 - Đợi bà con học từ từ kí đã nghe -



**************
No pains no gain
**************
Go to the top of the page
 
+Quote Post

Reply to this topicStart new topic
> 1 Người đang đọc chủ đề này (1 Khách và 0 Người Ẩn Danh)
0 Thành Viên:

 

.::Phiên bản rút gọn::. Thời gian bây giờ là: 5th May 2024 - 06:05 AMSpring Style