Chào mừng Khách ( Đăng nhập | Đăng kí )

IPB
 
Reply to this topicStart new topic
> Giới thiệu giải Nobel Văn chương năm 1968, Viện Hàn lâm Thụy Điển
kinhk19c
post May 31 2005, 12:31 AM
Bài viết #1

Ôm đời ngủ muộn ...
********

Nhóm: Chỉ huy
Bài Viết: 1.495
Gia Nhập: 8-March 05
Đến Từ: Huế - Đà Nẵng - Hội An
Thành Viên Thứ: 9



Giới thiệu giải Nobel Văn chương năm 1968 Viện Hàn lâm Thụy Điển

(Bài đề từ này do Tiến sĩ Anders Osterling, thay mặt Viện Hàn lâm Thụy Điển, đọc tại buổi Lễ trao giải Nobel Văn chương cho Kawabata, tháng 12 năm 1968).

Người nhận giải Nobel văn chương năm nay, nhà văn Nhật Bản Yasunari Kawabata, sinh năm 1899 ở thành phố công nghiệp khá lớn Osaka, nơi cha ông, một bác sĩ có học thức cao và say mê văn chương, hành nghề. Tuy nhiên, từ khi còn nhỏ, ông đã buộc phải xa rời môi trường trưởng thành thuận lợi này sau cái chết bất ngờ của bố mẹ. Là đứa con độc nhất, ông được gửi đến ở với người ông mù lòa và đau yếu ở một vùng quê hẻo lánh. Những mất mát bi kịch này, có ý nghĩa gấp bội khi khi xét đến tình cảm sâu nặng về quan hệ ruột thịt của người Nhật Bản, rõ ràng đã ảnh hưởng đến toàn bộ cái nhìn của Kawabata về cuộc đời và là một trong những lý do khiến ông nghiên cứu giáo lý Phật giáo về sau này.

Ông đã quyết định theo nghề văn từ khá sớm, khi còn là sinh viên đại học hoàng gia ở Tokyo, và ông là tấm gương về niềm đam mê miệt mài vốn luôn là điều kiện cần thiết để theo đuổi nghiệp văn chương. Trong một truyện ngắn viết khi còn trẻ, truyện đầu tiên khiến ông được chú ý ở tuổi hai mươi bảy, ông kể về một sinh viên nọ trong một mùa thu cô đơn thả bước dạo trên bán đảo Izu, tình cờ gặp một vũ nữ nghèo, bị khinh miệt và giữa hai người đã nảy nở một mối tình cảm động. Cô gái mở rộng tấm lòng thanh khiết của mình và đưa chàng trai trẻ đến với những cảm xúc chân thật và sâu sắc. Như một điệp khúc buồn trong một bản dân ca, chủ đề này lặp lại nhiều lần với những biến tấu khác nhau trong các tác phẩm về sau của ông. Ông đưa ra thang giá trị của riêng mình, và năm tháng trôi qua tiếng tăm của ông đã vượt xa khỏi biên giới Nhật Bản. Thật vậy, cho đến bây giờ (năm 1968, eVăn) chỉ mới ba tiểu thuyết và một vài truyện ngắn của ông được dịch ra các ngôn ngữ khác, rõ ràng là vì vấn đề dịch thuật ở đây là một khó khăn đặc biệt to lớn và dễ trở thành một màng lọc quá thô kệch mà qua đó nhiều tầng nghĩa tinh tế trong ngôn ngữ phong phú của ông bị mất đi. Dù vậy những tác phẩm đã được dịch của ông vẫn cho chúng ta thấy được một bức tranh tiêu biểu về tính cách của ông.

Cũng như người đồng hương cao niên quá cố Tanizaki, phải thừa nhận là ông đã chịu ảnh hưởng của chủ nghĩa hiện thực phương Tây, nhưng đồng thời ông vẫn lấy văn chương cổ điển Nhật Bản làm nền tảng và nhờ đó đại diện cho một khuynh hướng rõ rệt về sự hoài vọng và gìn giữ phong cách truyền thống thật sự của đất nước. Trong nghệ thuật kể chuyện của Kawabata, ta có thể nhận ra chất thơ tình huống được tô đậm nhạt một cách tinh tế (sensitively shaded situation poetry) có nguồn gốc từ tranh sơn dầu về đời sống và phong tục Nhật Bản của Murasaki khoảng năm 1000.

Kawabata đặc biệt được ca tụng là một nhà phân tích tài tình tâm lý phụ nữ. Nghệ thuật bậc thầy này của ông biểu hiện trong hai đoản thiên tiểu thuyết Xứ tuyết và Ngàn cánh hạc. Trong hai tác phẩm này chúng ta có thể thấy được khả năng miêu tả xuất sắc những trường đoạn gợi tình, sự quan sát sắc sảo tinh tế, sự đan xen những chi tiết nhỏ nhặt, bí ẩn làm lu mờ kỹ thuật kể chuyện của châu Âu. Văn của Kawabata gợi lại nghệ thuật hội họa Nhật Bản, ông là người tôn sùng vẻ đẹp mỏng manh và ngôn ngữ đầy hình ảnh u ẩn về cuộc sống thiên nhiên và số phận con người. Nếu sự phù du của hành động bề ngoài có thể so sánh với túm cỏ trôi dạt trên mặt nước, thì đó chính là nghệ thuật thu nhỏ đích thực Nhật Bản của thơ haiku được phản ánh trong phong cách hành văn của Kawabata.

Thậm chí nếu ta cảm thấy bị gạt ra khỏi cách viết của ông - và đúng là như thế - do vấp phải một hệ thống những tư tưởng và bản năng Nhật Bản cổ xưa khá lạ lẫm đối với chúng ta, có thể chúng ta vẫn thấy văn Kawabata hấp dẫn ở những điểm tương đồng với tính chất của các nhà văn châu Âu trong thời đại chúng ta. Turgeniev là cái tên đầu tiên chúng ta nhớ đến, ông cũng là một nhà văn nhạy cảm một cách sâu sắc và là một họa sĩ phóng khoáng vẽ nên những cảnh tượng xã hội, với những nỗi cảm thông mang sắc thái bi quan trong một thời đại chuyển đổi giữa cái cũ và cái mới.

Tác phẩm gần đây nhất, cũng là tác phẩm xuất sắc nhất của Kawabata, tiểu thuyết Cố đô hoàn thành cách đấy 6 năm và bây giờ đã được dịch ra tiếng Thụy Điển. Truyện kể về cô gái trẻ Chieko, một đứa trẻ bị cha mẹ nghèo xơ xác bỏ rơi và được gia đình thương gia Takichiro nhận nuôi, ở đây cô được nuôi nấng dạy dỗ theo những nguyên tắc truyền thống của Nhật Bản. Chieko là một cô bé nhạy cảm, trung thành, nhưng thầm ấp ủ câu hỏi về thân thế của mình. Ở Nhật Bản, người ta cho rằng một đứa trẻ bị bỏ rơi sẽ khổ ải với tai ương suốt đời, thêm vào đó, theo một quan điểm hết sức lạ lùng của Nhật Bản, trẻ sinh đôi còn chịu sự nhục nhã đáng xấu hổ. Một ngày nọ tình cờ cô gặp một cô gái lao động xinh đẹp trong rừng tuyết tùng gần thành phố và phát hiện ra rằng cô là người em song sinh của mình. Họ gắn kết sâu sắc với nhau vượt qua hàng rào giai cấp xã hội - cô gái thô kệch, làm việc nặng nhọc Naeko và cô gái thanh nhã, luôn được bảo vệ cẩn mật Chieko, nhưng sự giống nhau lạ lùng giữa họ đã mau chóng làm phát sinh rắc rối, phiền toái. Toàn bộ câu chuyện được đặt trong bối cảnh năm lễ hội tôn giáo ở Kyoto từ mùa xuân anh đào nở rộ đến mùa đông lấp lánh tuyết.

Bản thân thành phố thật sự là một nhân vật quan trọng, thủ đô của vương quốc xưa, từng là nơi đóng đô của Thiên hoàng và triều đình, sau hàng ngàn năm vẫn là một thánh địa lãng mạn, quê hương của mỹ thuật và hàng thủ công trang nhã, ngày nay tuy bị khai thác cho du lịch nhưng vẫn là địa điểm thăm viếng được ưa chuộng. Với các chùa chiền phật giáo và các đền thờ Thần đạo, khu thủ công xưa và vườn thực vật, nơi này mang trong nó chất thơ mà Kawabata thể hiện bằng một phong cách dịu dàng, nhã nhặn, không ủy mị mà tự nhiên như một sự hấp dẫn đầy xúc động. Ông đã sống qua thất bại nặng nề của đất nước và nhận thức chắc chắn rằng tương lai đòi hỏi những gì về tinh thần cầu tiến, nhịp điệu và sức sống công nghiệp. Nhưng trong làn sóng hậu chiến của sự Mỹ hóa mạnh mẽ, tiểu thuyết của ông là lời nhắc nhở nhẹ nhàng về sự cần thiết cứu lấy một cái gì đó trong vẻ đẹp và cá tính của Nhật Bản xưa cho một nước Nhật Bản mới. Ông mô tả những lễ nghi tôn giáo ở Kyoto một cách tỉ mỉ như thể chọn mẫu hoa văn trên khăn thắt lưng truyền thống trong trang phục phụ nữ. Những khía cạnh này trong tiểu thuyết có thể có giá trị tài liệu, nhưng độc giả thích thú với những đoạn mô tả sâu sắc như vậy như đoạn tả nhóm người trung lưu của thành phố thăm viếng vườn thực vật - vốn bị đóng cửa một thời gian dài vì lính Mỹ chiếm đóng lập doanh trại ở đó - để nhìn xem những con đường đáng yêu với hàng cây long não có còn nguyên và có thể làm vui sướng những con mắt thành thạo hay không.


Với Kawabata, lần đầu tiên Nhật Bản bước vào thế giới những người đoạt giải Nobel văn chương. Điều cốt yếu dẫn đến quyết định này là, với tư cách nhà văn, ông đã truyền đạt một nhận thức văn hóa có tính thẩm mỹ và đạo đức cao (moral-esthetic cultural awareness) bằng một phong cách nghệ thuật độc đáo, do đó đóng góp vào cầu nối tinh thần Đông Tây theo cách của ông.

Thưa ngài Kawabata!

Bài diễn văn trên ca ngợi nghệ thuật kể chuyện bậc thầy của ngài mà bằng sự tri cảm lớn lao đã thể hiện bản chất tâm hồn Nhật Bản. Chúng tôi hết sức vui mừng chào đón ngài, vị khách danh dự phương xa đến đây hôm nay, trên bục này. Thay mặt Viên hàn lâm Thụy Điển, tôi nồng nhiệt chúc mừng ngài và mời ngài lên nhận giải thưởng Nobel văn chương năm nay từ tay Đức Vua.



Bỏ trăng gió lại cho đời
Bỏ ngang ngửa sóng giữa lời hẹn hoa...
Go to the top of the page
 
+Quote Post
kinhk19c
post May 31 2005, 12:33 AM
Bài viết #2

Ôm đời ngủ muộn ...
********

Nhóm: Chỉ huy
Bài Viết: 1.495
Gia Nhập: 8-March 05
Đến Từ: Huế - Đà Nẵng - Hội An
Thành Viên Thứ: 9



The Nobel Prize in Literature 1968Presentation Speech by Anders Österling, Ph.D., of the Swedish Academy

(Translation)

The recipient of this year's Nobel Prize for Literature, the Japanese Yasunari Kawabata, was born in 1899 in the big industrial town of Osaka, where his father was a highly-cultured doctor with literary interests. At an early age, however, he was deprived of this favourable growing-up environment on the sudden death of his parents, and, as an only child, was sent to his blind and ailing grandfather in a remote part of the country. These tragic losses, doubly significant in view of the Japanese people's intense feeling for blood ties, have undoubtedly affected Kawabata's whole outlook on life and has been one of the reasons for his later study of Buddhist philosophy.

As a student at the imperial university in Tokyo, he decided early on a writing career, and he is an example of the kind of restless absorption that is always a condition of the literary calling. In a youthful short story, which first drew attention to him at the age of twenty-seven, he tells of a student who, during lonely autumn walks on the peninsula of Izu, comes across a poor, despised dancing girl, with whom he has a touching love affair; she opens her pure heart and shows the young man a way to deep and genuine feeling. Like a sad refrain in a folksong the theme recurs with many variations in his following works; he presents his own scale of values, and with the years, he has won renown far beyond the borders of Japan. True, of his production only three novels and a few short stories have so far been translated into different languages, evidently because translation in this case offers especially great difficulties and is apt to be far too coarse a filter, in which many finer shades of meaning in his richly expressive language must be lost. But the translated works do give us a sufficiently representative picture of his personality.

In common with his older countryman, Tanizaki, now deceased, he has admittedly been influenced by modern western realism, but, at the same time, he has, with greater fidelity, retained his footing in Japan's classical literature and therefore represents a clear tendency to cherish and preserve a genuinely national tradition of style. In Kawabata's narrative art it is still possible to find a sensitively shaded situation poetry which traces its origin back to Murasaki's vast canvas of life and manners in Japan about the year 1000.

Kawabata has been especially praised as a subtle psychologist of women. He has shown his mastery as such in the two short novels, "The Snow Kingdom" and "A Thousand Cranes", to use the Swedish titles. In these we see a brilliant capacity to illuminate the erotic episode, an exquisite keenness of observation, a whole network of small, mysterious values, which often put the European narrative technique in the shade. Kawabata's writing is reminiscent of Japanese painting; he is a worshipper of the fragile beauty and melancholy picture language of existence in the life of nature and in man's destiny. If the transience of all outward action can be likened to drifting tufts of grass on the surface of the water, then it is the genuinely Japanese miniature art of haiku poetry which is reflected in Kawabata's prose style.

Even if we feel excluded, as it were, from his writing by a root system, more or less foreign to us, of ancient Japanese ideas and instincts, we may find it tempting in Kawabata to notice certain similarities of temperament with European writers from our own time. Turgeniev is the first to spring to mind, he, too, is a deeply sensitive storyteller and a broadminded painter of the social scene, with pessimistically coloured sympathies within a time of transition between old and new.

Kawabata's most recent work is also his most outstanding, the novel, "The Old Capital", completed six years ago, and now available in Swedish translation. The story is about the young girl, Chiëko, a foundling exposed by her poverty-stricken parents and adopted into the house of the merchant Takichiro, where she is brought up according to old Japanese principles. She is a sensitive, loyal being, who, only in secret, broods on the riddle of her origin. Popular Japanese belief has it that an exposed child is afflicted with a lifelong curse, in addition to which the condition of being a twin, according to the strange Japanese viewpoint, bears the stigma of shame. One day it happens that she meets a pretty young working girl from a cedar forest near the city and finds that she is her twin sister. They are intimately united beyond the social pale of class - the robust, work-hardened Naëko, and the delicate, anxiously guarded Chiëko, but their bewildering likeness soon gives rise to complications and confusion. The whole story is set against the background of the religious festival year in Kyoto from the cherry-blossom spring to the snow-glittering winter.

The city itself is really the leading character, the capital of the old kingdom, once the seat of the mikado and his court, still a romantic sanctuary after a thousand years, the home of the fine arts and elegant handicraft, nowadays exploited by tourism but still a loved place of pilgrimage. With its Shinto and Buddha temples, its old artisan quarters and botanical gardens, the place possesses a poetry which Kawabata expresses in a tender, courteous manner, with no sentimental overtones, but, naturally, as a moving appeal. He has experienced his country's crushing defeat and no doubt realizes what the future demands in the way of industrial go-ahead spirit, tempo and vitality. But in the postwar wave of violent Americanization, his novel is a gentle reminder of the necessity of trying to save something of the old Japan's beauty and individuality for the new. He describes the religious ceremonies in Kyoto with the same meticulous care as he does the textile trade's choice of patterns in the traditional sashes belonging to the women's dresses. These aspects of the novel may have their documentary worth, but the reader prefers to dwell on such a deeply characteristic passage as when the party of middle-class people from the city visits the botanical garden - which has been closed for a long time because the American occupation troops have had their barracks there - in order to see whether the lovely avenue of camphor trees is still intact and able to delight the connoisseur's eye.

With Kawabata, Japan enters the circle of literary Nobel Prize-winners for the first time. Essential to the forming of the decision is the fact that, as a writer, he imparts a moral-esthetic cultural awareness with unique artistry, thereby, in his way, contributing to the spiritual bridge-building between East and West.

Mr Kawabata,

The citation speaks of your narrative mastery, which, with great sensibility, expresses the essence of the Japanese mind. With great satisfaction we greet you here in our midst today, an honoured guest from afar, on this platform. On behalf of the Swedish Academy, I beg to express our hearty congratulations, and, at the same time, ask you now to receive this year's Nobel Prize for Literature from the hands of His Majesty, the King.

From Les Prix Nobel en 1968, Editor Wilhelm Odelberg, [Nobel Foundation], Stockholm, 1969
Tài liệu đính kèm(s)
Đính Kèm  images1.jpg ( 2.91k ) Số lượng tải: 0
Đính Kèm  images5.jpg ( 2.38k ) Số lượng tải: 0
Đính Kèm  images6.jpg ( 1.94k ) Số lượng tải: 0
Đính Kèm  images9.jpg ( 2.97k ) Số lượng tải: 0
 



Bỏ trăng gió lại cho đời
Bỏ ngang ngửa sóng giữa lời hẹn hoa...
Go to the top of the page
 
+Quote Post
kinhk19c
post May 31 2005, 12:56 AM
Bài viết #3

Ôm đời ngủ muộn ...
********

Nhóm: Chỉ huy
Bài Viết: 1.495
Gia Nhập: 8-March 05
Đến Từ: Huế - Đà Nẵng - Hội An
Thành Viên Thứ: 9



Trích đăng tác phẩm chuyển ngữ của Mr. Yasunari Kawabata ở phần Truyện ngắn để tham khảo...
Tài liệu đính kèm(s)
Đính Kèm  images2.jpg ( 3.5k ) Số lượng tải: 0
Đính Kèm  images11.jpg ( 3.12k ) Số lượng tải: 0
 



Bỏ trăng gió lại cho đời
Bỏ ngang ngửa sóng giữa lời hẹn hoa...
Go to the top of the page
 
+Quote Post
kinhk19c
post Jun 2 2005, 03:51 AM
Bài viết #4

Ôm đời ngủ muộn ...
********

Nhóm: Chỉ huy
Bài Viết: 1.495
Gia Nhập: 8-March 05
Đến Từ: Huế - Đà Nẵng - Hội An
Thành Viên Thứ: 9



Nhìn nét mặt Yasunari Kawabata thông minh thiệt!



Bỏ trăng gió lại cho đời
Bỏ ngang ngửa sóng giữa lời hẹn hoa...
Go to the top of the page
 
+Quote Post

Reply to this topicStart new topic
> 1 Người đang đọc chủ đề này (1 Khách và 0 Người Ẩn Danh)
0 Thành Viên:

 

.::Phiên bản rút gọn::. Thời gian bây giờ là: 5th May 2024 - 05:05 AMSpring Style