Chào mừng Khách ( Đăng nhập | Đăng kí )

IPB
 
Reply to this topicStart new topic
> Thời sự chính trị
nptruongson
post Dec 20 2007, 01:45 AM
Bài viết #1

Trung úy
****

Nhóm: Chỉ huy
Bài Viết: 149
Gia Nhập: 12-March 05
Thành Viên Thứ: 30



10 nguyên tắc cơ bản của một chế độ dân chủ
--------------------------------------------------------------------------------

1. Nguyên tắc thứ nhất của dân chủ đòi hỏi tính hợp pháp và chính đáng của mọi quyền lực, điều đó cho thấy chính nghĩa là nguyên tố quan trọng hàng đầu của dân chủ.

2. Nguyên tắc thứ hai là về tái bầu cử và thời hạn của nhiệm kỳ. Vấn đề “cha truyền con nối” hay bất hạn định nhiệm kỳ như thời xưa nay không còn ai chấp nhận nữa.

3. Nguyên tắc thứ ba là tam quyền phân lập, kiểm soát và cân bằng, và sự giới hạn quyền hành của mỗi định chế.

4. Nguyên tắc thứ tư là nền pháp trị (the rule of law) và các toà án độc lập. Nghĩa rằng mọi người, từ công dân bình thường đến lãnh đạo chính trị hàng đầu (mọi thành viên của ba ngành tư pháp, hành pháp và lập pháp), đều được đối xử giống nhau trước pháp luật.
Nguyên tắc thứ nhất của dân chủ đòi hỏi tính hợp pháp và chính đáng của mọi quyền lực



5. Nguyên tắc thứ năm là tính Hiến pháp hoá (constitutionalism) và sự xét lại hay phê bình pháp luật (judicial review) khi thích hợp. Điều này cho thấy sự ngờ vực đối với các cơ quan lập pháp. Thí dụ, họ có thể bẻ cong pháp luật để hỗ trợ quyền lợi cụ thể nào đó hay thay đổi pháp luật vì cơ hội chủ nghĩa. Vì thế, phải có các điều luật căn bản để ngăn ngừa sự thay đổi pháp luật một cách tuỳ tiện hay dễ dãi.

6. Nguyên tắc thứ sáu là tiến trình đúng đắn, thích hợp (due process). Hậu quả của một quyết định chính trị có đúng đắn hay không phần lớn đến từ việc thực hiện đúng đắn tiến trình minh bạch và dân chủ được quy định trong nguyên tắc hay thủ tục được công nhận.

7. Nguyên tắc thứ bảy là sự tôn trọng và bảo đảm dân quyền. Như đã nói trên, nếu người dân không có quyền thì chẳng thể gọi nền dân chủ đó là đích thực. Người ta ngờ vực thiện chí của giới chức có thẩm quyền trong việc đáp ứng nhu cầu và quyền lợi của công dân. Hơn nữa, công dân có thể bị sách nhiễu bởi giới có quyền lực.

8. Nguyên tắc thứ tám là vấn đề áp dụng thi hành luật. Điều này, ngược lại các nguyên tắc đã nêu trên, ngờ vực công dân nghiêm chỉnh thi hành hay tuân thủ luật. Do đó, phải có các biện pháp kiểm tra xem công dân có thi hành trách nhiệm của mình hay không, và nếu cần thì phải áp dụng các biện pháp mang tính bắt buộc.

9. Nguyên tắc thứ chín là nhu cầu thông tin rộng mở. Cho đến nay, lịch sử nhân loại đã dạy một bài học vô cùng quan trọng rằng: chúng ta, dù rất muốn đi chăng nữa, cũng không thể dễ dàng tin tưởng sự thành thật của mọi người và mọi định chế cho đến khi nào có đủ bằng chứng là thế. Do đó, chỉ có tranh luận công khai và minh bạch để quan điểm của mọi phía được trình bày chi tiết và rõ ràng thì mới có thể tìm ra sự thật tương đối. Hơn nữa, không có Nhà nước nào muốn để cho giới truyền thông có hoàn toàn quyền tự do hành nghề nên thường đưa ra các biện pháp kiểm duyệt hay giới hạn quyền lực của truyền thông. Tuy nhiên, cho đến nay, người ta đều thấy nhu cầu chống lại các chế độ kiểm duyệt, tuyên truyền, giáo điều, các chủ trương giới hạn quyền tự do thông tin ngôn luận, hay sự lường gạt thẳng thừng xảy ra trong giới quyền lực và với cả công dân. Thêm vào đó, người ta cũng thấy rằng việc bảo vệ và đề cao lòng khoan dung, tranh luận công khai, và sự tôn trọng đối với các cơ quan truyền thông đa dạng và độc lập là vô cùng cần thiết để bảo đảm nguyên tắc hành xử căn bản của nền dân chủ. Đó cũng là nhu cầu đi tìm sự thật, đi tìm sự thoả thuận và đồng thuận. Chính ngành “đệ tứ quyền” này, và tính cách độc lập của nó, mới bảo đảm được phần nào giá trị kiểm soát hiệu quả đối với sự lạm quyền, tính thiên vị hay phân biệt đối xử của mọi người và mọi định chế.

10. Nguyên tắc thứ mười là tính chính trị cộng đồng. Dân chủ mở rộng cơ hội cho khối quần chúng tham gia các hoạt động chính trị qua các tổ chức tự nguyện, dân sự và chính trị địa phương. Đây được xem là biện pháp để cân bằng lại các Nhà nước hành chánh hay chủ yếu phục vụ chính mình và các guồng máy của mình.

Nếu dựa vào mười nguyên tắc trên để lượng giá nền dân chủ thì chúng ta có thể thấy rằng ????????????????????????????????????????????????????????????

Ngày 4 tháng 7 năm nay đánh dấu kỷ niệm lần thứ 231 ngày Tuyên ngôn Độc lập của Hoa Kỳ. Thomas Jefferson, người soạn thảo bản tuyên ngôn này, hay John Locke, triết gia được xem là có tư tưởng chính trị ảnh hưởng nhất lên các nhà lập quốc, Tuyên ngôn độc lập cũng như Hiến Pháp Hoa Kỳ, đều thuộc trường phái chủ nghĩa phóng khoáng (liberalism). Cốt yếu của tư tưởng chính trị của chủ nghĩa phóng khoáng (một sự phát triển của chủ nghĩa duy lý) thể hiện trong Tuyên ngôn Độc lập là: mọi người được sinh ra bình đẳng, được tạo hoá ban cho những quyền bất khả chuyển nhượng, trong số đó có quyền được sống, tự do và mưu cầu hạnh phúc; tuy nhiên, để bảo đảm các quyền này, người dân thành lập nên chính phủ và trao cho chính phủ quyền đại diện để điều hành đất nước; khi nào chính phủ không còn phục vụ cho các mục tiêu trên thì người dân có quyền thay đổi hay huỷ bỏ nó và thành lập chính phủ mới để bảo đảm sự an toàn và hạnh phúc của họ. Đến năm 1789, Hiến Pháp Hoa Kỳ mới được chính thức thông qua, và 2 năm sau đó (1891), Bộ luật dân quyền (Bill of Rights) đã được bổ sung vào Hiến pháp thành 10 Tu chánh án đầu tiên.



Vị hữu vong thân!

NẾU NGÀY VỀ THẤY KHUNG TRỜI ĐỔ NÁT
THÌ TÌM EM TRONG TẬN ĐÁY HỒN ANH

chiều tím

TƯ LỆNH CAO NGUYÊN TRUNG PHẦN
VÙNG 2 CHIẾN THUẬT



CHUẨN TƯỚNG - ANH CẢ TRƯỜNG SƠN
Go to the top of the page
 
+Quote Post

Reply to this topicStart new topic
> 1 Người đang đọc chủ đề này (1 Khách và 0 Người Ẩn Danh)
0 Thành Viên:

 

.::Phiên bản rút gọn::. Thời gian bây giờ là: 2nd May 2024 - 05:03 AMSpring Style