Chào mừng Khách ( Đăng nhập | Đăng kí )

IPB
 
Reply to this topicStart new topic
> Chống tình trạng gia tăng bệnh học đường
chauminhlinh
post Mar 19 2005, 11:00 AM
Bài viết #1

Đại nguyên soái
********

Nhóm: Chỉ huy
Bài Viết: 1.555
Gia Nhập: 3-March 05
Đến Từ: Thành phố Hồ Chí Minh
Thành Viên Thứ: 3



Chống tình trạng gia tăng bệnh học đường: Cần phải có hệ thống thanh tra y tế trường học

Khám mắt miễn phí cho học sinh Trường THCS Ngô Tất Tố (Q.Phú Nhuận, TP.HCM)

Sau khi đăng loạt bài báo động tình trạng gia tăng bệnh học đường, trong đó có các tật, bệnh về mắt, Báo Thanh Niên, Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) đã cùng các đơn vị y tế tại Hà Nội và TP.HCM và Công ty TNHH SPM, tổ chức chương trình khám mắt miễn phí cho học sinh và khảo sát thực trạng với tên gọi "Mắt sáng, hướng tới tương lai".


Trước mắt, chương trình được triển khai tại các trường trên địa bàn hai thành phố từ 16/3 - 15/4. PV Thanh Niên đã có cuộc trao đổi với TS Nguyễn Huy Nga - Phó cục trưởng Cục Y tế dự phòng về vấn đề này:

* Theo số liệu của Bộ Y tế, tỷ lệ học sinh mắc các tật về mắt (như cận thị, loạn thị...) chiếm tới 10 đến 24%, tỷ lệ này còn cao hơn ở các trường chuyên (70%). Theo ông, đâu là nguyên nhân dẫn đến những con số đáng báo động này?

- Để xác định được những nguyên nhân cụ thể gây ra các tật về mắt ở trẻ em thì hiện nay vẫn còn nhiều ý kiến chưa ngã ngũ trong giới khoa học. Có người cho rằng, nếu đổ lỗi cho các trường học không đảm bảo đủ điều kiện ánh sáng thì tại sao trẻ em nông thôn ngồi học dưới ánh đèn dầu, trường lớp thiếu thốn cơ sở vật chất... thì tỷ lệ mắc các tật về mắt thấp hơn trẻ em ở các thành phố lớn? Hiện nay chúng tôi chưa có đề tài nghiên cứu kỹ về thực trạng học sinh mắc các tật về mắt, nên chưa thể đưa ra nguyên nhân cụ thể. Nhưng theo tôi, những nguyên nhân cơ bản đang tồn tại trong các trường học hiện nay, đó là điều kiện học tập và vệ sinh trường lớp còn hạn chế, không đạt tiêu chuẩn của Bộ Y tế quy định về ánh sáng, khoảng cách giữa các bàn học... Một nguyên nhân nữa là thời lượng học sinh sử dụng các phương tiện hỗ trợ (như máy tính...) chưa đúng cách. Rõ ràng vấn đề trẻ bị tật về mắt có liên quan đến tốc độ phát triển của xã hội. Ngoài ra còn có yếu tố di truyền, nếu bố mẹ bị cận thị nặng, có nhiều khả năng cháu bé cũng bị cận thị.

* Bộ Y tế đã ban hành quy định về vệ sinh trường học từ ngày 18.4.2000, trong đó hướng dẫn rất cụ thể về vệ sinh phòng học, điều kiện ánh sáng thiết yếu... nhưng việc chăm sóc sức khỏe cho học sinh dường như chưa được các trường thực sự quan tâm ?

- Trên thực tế, Bộ Giáo dục - Đào tạo đã nỗ lực rất nhiều. Bộ cũng đã ban hành Quy chế giáo dục thể chất và y tế trường học ngày 3.5.2001, nhưng khi xây dựng trường học, các trường lại chưa tuân thủ quy chế này và cũng không tham khảo ý kiến của ngành y tế, vì chẳng có điều kiện nào buộc họ phải lấy ý kiến của ngành y tế mới được cấp phép xây dựng... Hoặc ở những cơ sở sản xuất bảng cho học sinh, cũng không có ai đến kiểm tra độ láng của bảng là bao nhiêu để tránh gây ảnh hưởng cho mắt của học sinh... Tóm lại, đã đến lúc phải có một hệ thống thanh tra y tế trường học. Theo tôi, xu hướng này sẽ là tất yếu khi ngành giáo dục thực hiện cơ chế quy trách nhiệm cho hiệu trưởng. Với cung cách quản lý như hiện nay, nếu thanh tra y tế có phát hiện ra sai phạm ở trường công thì không ai dám đóng trường đó cả.

* Được biết Bộ Y tế và Bộ Giáo dục - Đào tạo đang xây dựng đề án phối hợp giữa hai ngành về chăm sóc sức khỏe cho học sinh, ông có thể cho biết cụ thể đề án này?

- Trước đây đã có thông tư liên tịch giữa hai bộ, trong đó phân công trách nhiệm từng bộ về công tác y tế trường học, nhưng chưa đề cập đến kinh phí. Vì vậy, đề án do hai bộ đang xúc tiến xây dựng để trình Chính phủ sẽ đề cập cụ thể trách nhiệm của từng bộ đến đâu và ngân sách hoạt động như thế nào. Hiện nay hai ngành chưa thống nhất được ngành nào chịu trách nhiệm trả lương cho các cán bộ y tế trong trường. Các cán bộ này được hưởng lương từ bảo hiểm y tế, chứ chưa phải là biên chế của trường. Ngành y tế không có nguồn ngân quỹ để trả lương cho các cán bộ này, mà chỉ có thể giúp ngành giáo dục đào tạo nguồn nhân lực. Theo tôi biết, các trường đã có định biên lương cho người trông coi thư viện và bảo vệ, vậy tại sao chưa có định biên lương cho cán bộ y tế ?

* Ông đánh giá như thế nào về chương trình khám mắt miễn phí cho học sinh do Báo Thanh Niên và các nhà tài trợ thực hiện?

- Tôi đánh giá cao các bài viết và bây giờ là chương trình của Báo Thanh Niên cùng với các đơn vị, khi mà ngành y tế đang vận động xã hội hóa công tác chăm sóc sức khỏe cho học sinh. Thông qua chương trình khám mắt miễn phí cho các trường trên địa bàn Hà Nội và tiếp đến là một số trường ở TP Hồ Chí Minh, sẽ thúc đẩy các trường quan tâm sâu sát hơn đến sức khỏe của học sinh, đặc biệt giáo dục cho các em ý thức gìn giữ và bảo vệ đôi mắt của mình.



***********************

Anh lớn khôn dưới bầu vú mẹ
Và dại khờ trước vòm ngực của em...


Go to the top of the page
 
+Quote Post
chauminhlinh
post Mar 19 2005, 11:00 AM
Bài viết #2

Đại nguyên soái
********

Nhóm: Chỉ huy
Bài Viết: 1.555
Gia Nhập: 3-March 05
Đến Từ: Thành phố Hồ Chí Minh
Thành Viên Thứ: 3



Theo quy định về vệ sinh trường học do Bộ Y tế ban hành ngày 18/4/2000: Diện tích phòng học trung bình từ 1,10m2 đến 1,25m2 cho một học sinh. Chiều dài không quá 8,5m, chiều rộng không quá 6,5m, chiều cao 3,6m. Phòng học có hệ thống gió nhân tạo như quạt gió, quạt trần treo cao trên mức nguồn sáng, đảm bảo tỷ lệ khí CO2 trong phòng không quá 0,1%. Để hỗ trợ phòng học thiếu ánh sáng tự nhiên, cần chiếu sáng nhân tạo: bóng đèn tóc cần 4 bóng, mỗi bóng có công suất từ 150W đến 200W treo đều 4 góc. Nếu đèn neon treo 6 đến 8 bóng, các bóng đèn treo cách mặt bàn học 2,8m. Mỗi chỗ ngồi trên bàn học rộng không dưới 0,5m. Ghế học phải rời với bàn và có thành tựa. Bàn học đặt cách bảng từ 1,7 đến 2m. Bàn cuối cùng cách bảng không quá 8m...



***********************

Anh lớn khôn dưới bầu vú mẹ
Và dại khờ trước vòm ngực của em...


Go to the top of the page
 
+Quote Post
chauminhlinh
post Mar 19 2005, 11:01 AM
Bài viết #3

Đại nguyên soái
********

Nhóm: Chỉ huy
Bài Viết: 1.555
Gia Nhập: 3-March 05
Đến Từ: Thành phố Hồ Chí Minh
Thành Viên Thứ: 3



Ông Nguyễn Thế Kỷ - Giám đốc Công ty TNHH SPM: Chương trình là mối quan tâm, ấp ủ từ lâu...

Theo Viện Mắt TP.HCM, tỷ lệ trẻ em mắc các tật khúc xạ về mắt, đặc biệt là cận thị tăng một cách đáng báo động: tăng 47,93% ở các trường không chuyên; tăng 79,95% ở các trường chuyên; tăng 69,89% ở nội thành; tăng 33% ở ngoại thành. Là một công ty hoạt động trong lĩnh vực y dược, chúng tôi luôn xác định sứ mệnh của mình là phục vụ cho việc chăm sóc sức khỏe cộng đồng. Trong đó việc cho ra đời sản phẩm thuốc bổ mắt chứa sụn vi cá mập thiên nhiên GALEPO cũng xuất phát từ mong muốn góp phần làm giảm tình trạng mắc các tật khúc xạ ở lứa tuổi học đường.

Việc tổ chức chương trình khám mắt miễn phí "Mắt sáng - Hướng tới tương lai" của GALEPO phối hợp với Báo Thanh Niên và các cơ quan chức năng về y tế là mong muốn đóng góp một cách thiết thực vào sự nghiệp chăm sóc sức khỏe cho cộng đồng, giúp phụ huynh và các em học sinh nâng cao ý thức bảo vệ và chăm sóc cho đôi mắt một cách tốt nhất. Chương trình chính là mối quan tâm, ấp ủ từ lâu của chúng tôi.

(Theo http://www.thanhnien.com.vn )



***********************

Anh lớn khôn dưới bầu vú mẹ
Và dại khờ trước vòm ngực của em...


Go to the top of the page
 
+Quote Post
AnhK19A
post Mar 22 2005, 07:27 PM
Bài viết #4

Tân binh
*

Nhóm: Thường dân
Bài Viết: 9
Gia Nhập: 22-March 05
Thành Viên Thứ: 59



Đúng, cần phải chống tình trạng này.



"Có cái nắng, có cái gió, có cái đó em kô cho, em kô cho thì thôi... Ta yêu nhau thì về Buôn Ma Thuột, uh-ah-uh-ah..."
Go to the top of the page
 
+Quote Post

Reply to this topicStart new topic
> 1 Người đang đọc chủ đề này (1 Khách và 0 Người Ẩn Danh)
0 Thành Viên:

 

.::Phiên bản rút gọn::. Thời gian bây giờ là: 9th May 2024 - 10:04 AMSpring Style