Chào mừng Khách ( Đăng nhập | Đăng kí )

IPB
 
Reply to this topicStart new topic
> HOA ĐÀO, VỚI NHÂN SINH VÀ VĂN HỌC NGHỆ THUẬT
kinhk19c
post Jan 23 2007, 02:31 PM
Bài viết #1

Ôm đời ngủ muộn ...
********

Nhóm: Chỉ huy
Bài Viết: 1.495
Gia Nhập: 8-March 05
Đến Từ: Huế - Đà Nẵng - Hội An
Thành Viên Thứ: 9



HOA ĐÀO VỚI NHÂN SINH VÀ VĂN HỌC NGHỆ THUẬT
Hoàng Hoa


"Nhân diện đào hoa tương ánh hồng…"
Thôi Hộ
* * *


Cứ mỗi độ mùa Xuân về, chắc hẳn trong hồn ai cũng vẳng lên những khúc nhạc với nhiều cung bậc dạt dào và trong ánh mắt sẽ ngời lên những bức tranh sinh động với chan hoà gam sắc diễm ảo của hoa lá, cỏ cây cùng vạn vật tạo hóa đan duyên, khoe màu.

"Tết", khởi điểm của mùa Xuân và là nhịp bước ban đầu của bốn mùa luân lưu, luôn gợi lên nhiều rung cảm cho loài người trong cõi sống và nhất là những trái tim và tâm hồn nhạy cảm. Giữa muôn vàn thanh sắc mùa Xuân ấy, nổi bật một loài hoa, loài hoa mang màu hồng tuyệt mỹ "Hoa Đào":

"Mỗi năm hoa đào nở
Lại thấy ông đồ già
Bày mực tàu, giấy đỏ
Bên phố đông người qua …"
(thi sỹ Vũ Đình Liên)


Ở Việt Nam, nếu hoa Mai là một biểu trưng của Xuân và Tết của người miền Trung và miền Nam thì hoa Đào lại là biểu trưng của xứ Bắc. Hình ảnh ông đồ dẫu chỉ còn là những chiếc bóng của quá khứ theo nhịp thời gian và cuộc sống, thế nhưng sự kết hợp giữa thiên nhiên, con người và văn hóa một thời ấy khó lòng nhòa phai trong hồn người Việt.

Tục lệ chơi hoa Đào trong ngày Tết mang phong vị rất riêng của người xứ Bắc. Người ta chưng, chơi hoa Đào không chỉ vì những cánh hoa đào có màu hồng mang sắc “hỷ tín”, mà còn do quan niệm tâm linh rằng cây hoa đào khi đem về trưng trong nhà có thể trừ được ma quỉ quấy phá.
Niềm tin ấy bắt nguồn từ sự tích lưu truyền trong dân gian rằng: "thuở xưa, Ngọc Hoàng Thượng Đế sai hai vị Trà thần và Lũy thần xuống bảo vệ người trần, không cho quỉ dữ và yêu tinh quấy phá. Cuối năm, hai vị thần phải về trời tâu những việc đã làm được nơi dân gian, vào dịp này người ta trưng một cành đào trong nhà để bọn quỉ tưởng những vị thần này vẫn đang hiện diện nên sợ không dám đến".

Ở Hà thành có làng Nhật Tân nằm ở phía bắc Hồ Tây nổi tiếng về nghề trồng bích đào – nay đã trở thành một thương hiệu: "hoa Đào Nhật Tân". Ở miền Nam có thành phố Đà Lạt nổi tiếng về nơi trồng và cung cấp những loại bích đào hoa to, hoa cụm, mỗi bông 12 hoặc 14 cánh rất đẹp và quí phái.

Kiếp hoa đào mong manh lắm, hoa nở - hoa tàn chỉ mấy ngày ngắn ngủi. Cả mùa hoa cũng chỉ kéo dài chưa tròn một mùa trăng. Chăng vì màu hoa đào hồng ngát, quyến rũ? hay chăng vì kiếp hoa đào thời khắc? hoặc chăng vì rừng hoa đào đẹp một cách thanh thoát nên tạo nhiều mỹ cảm cho người đời? - mà các tao nhân mặc khách, kẻ yếm thế cũng như người lạc quan đều có những cảm xúc riêng tư để sáng tác những dòng thơ dòng nhạc vui buồn bất tận, mà kẻ tục, người tu thấm nhuần đạo lý!?.

Trong kho tàng thi ca phong phú của Nhật Bản, của Trung Hoa cũng như của Việt Nam quả thật đã không hiếm những áng thơ văn tuyệt mỹ, những trang tình sử diễm lệ có liên quan tới Hoa Anh Đào.

Nước Nhật Bản được mệnh danh là xứ của hoa anh đào. Hoa anh đào (Sakura) là loài hoa biểu trưng cho nước Nhật và dân tộc Nhật Bản. Người Nhật rất yêu chuộng và trồng hoa Anh Đào khắp nơi trên đất nước. Nhạc sĩ Thanh Sơn vào năm 1964 khi ông có dịp qua thăm xứ Hoa Anh Đào lại trong dịp mùa hoa anh đào nở rộ đã ngẫu hứng sáng tác bài “Mùa Hoa Anh Đào”.

Người Nhật yêu hoa Đào nên quan niệm về kiếp nhân sinh phù ảo cũng được họ so sánh với kiếp đời ngắn ngủi của hoa đào:

Anh đào nở chỉ nở ba ngày
Khác chi một kiếp con người phù du.
(Nguồn và người dịch?)


Dân ca Nhật Bản về hoa Đào và kiếp người cũng thoáng sầu, mông lung say - tỉnh:

Rượu nồng ta uống say một đêm ngất ngây
Thả hồn theo gió heo may, đến hôn hoa, những cánh hoa anh đào say
Nhạc nghe xa vắng những tiếng buồn, đường tơ héo hon, đường tơ héo hon
Chạy theo ánh sáng lung linh, ánh trăng thanh đến mơn man cuộc tình trinh.
Trời xuân man mác những mối sầu, tình theo gió mau
Cánh hoa tươi tốt không lâu, một đêm nào sẽ rớt mau về đời sau.
Rượu nồng ta uống choáng cõi đời để quên nắng phai, để quên nắng phai
Đời người mỏng quá đi thôi, hỡi ai ơi hãy quên đi, rượu đầy vơi...
(Người dịch?)


Người Nhật, dẫu sao vẫn đưa nét bi quan yếm thế vào hoa Đào còn người Trung Hoa và người Việt Nam chỉ một số ít người có cái nhìn bi quan còn phần đông lại có cái nhìn rất phong phú và yêu đời về cây đào và hoa đào nên ví nhân tài như cây đào. Lúc Địch Nhân Kiệt làm tể tướng đời Đường, ông là người đắc nhân tâm nên thu dụng được nhiều nhân tài. Người đương thời bảo là “cây đào, cây lý trong nước ở cả cửa tướng công”

Với thi ca Trung Hoa, “Kinh thi”- một tập thơ dân gian cổ nhất do đức Khổng Tử san định khoảng giữa thế kỷ thứ sáu trước công nguyên - mục Chu nam, thơ Đào Yêu viết rằng:

Đào chi yêu yêu
Chước chước kỳ hoa
Chi tử vu qui
Nghi kỳ thất gia.
...
Tạm dịch là:

Nõn nà đào tơ
Xinh xắn nở hoa
Nàng ta lấy chồng
Cửa nhà ấm êm


Cây đào đẹp cho nụ hoa tươi thắm nên đã được ví với người thiếu nữ trẻ trung đến tuổi xuân thì trước khi cô kết hôn.
Trong Tả truyện, chương thập tứ niên, hoa đào lại được biểu hiệu cho người phụ nữ có nhan sắc diễm lệ.

Với giai thoại "Hoa Đào Thôi Hộ", hoa đào - đã tô điểm cho một câu chuyện tình lãng mạn nhất trong văn chương thi phú Trung Hoa.

Truyện kể rằng Thôi Hộ là một danh sĩ đời Đường (618-907), nhân hội Đạp Thanh chàng đi ngao du sơn thuỷ, lạc bước đến Đào Hoa Thôn. Thôi Hộ ghé vào Đào Hoa Trang gõ cửa xin nước uống thì một thiếu nữ ra mở cổng, với cử chỉ rụt rè nàng đưa cốc nước cho chàng. Nàng có sắc đẹp mặn mà "chim sa cá lặn" và khi thấy chàng thì vẻ mặt thẹn thùng e lệ, hai má đỏ hây như màu hoa đào. Chàng cũng ngượng ngập không kém, đưa tay đỡ lấy cốc nuớc uống hối hả rồi từ giã thẳng một mạch ra về .
Năm sau đến ngày hội Đạp Thanh chàng cũng đi trẩy hội. Thôi Hộ vì mến người nhớ cảnh đã háo hức trở lại Đào Hoa Trang hy vọng tìm đươc cảnh cũ người xưa. Nhưng khi chàng tới nơi đây thì thấy cửa đóng then cài, người xưa vắng bóng chỉ thấy những cây đào vẫn rực rỡ trổ bông và như đang cười đùa trêu ngươi trước gió đông. Nhìn cảnh nhớ người chàng đã phóng bút đề bài thơ tứ tuyệt trên cửa nhà nàng:

Khứ niên, kim nhật, thử môn trung
Nhân diện, đào hoa tương ánh hồng
Nhân diện bất tri hà xứ khứ
Đào hoa y cựu tiếu đông phong.
(Thôi Hộ)

Cửa nhà năm ngoái cùng hôm
Má nàng thiếu nữ so hồng Đào hoa
Người xưa chừ biết đâu là?
Chỉ hoa năm cũ cười đùa gió Đông
(Hoàng Hoa tạm dịch)


Khi cha con người thục nữ sau khi đi vãn cảnh chùa nơi xa trở về thì trời đã chiều tà xế bóng, nàng chợt nhìn vào khung cửa thấy bài thơ thật tình tứ nét chữ như phượng múa rồng bay, nàng đoán chắc là văn nhân ngày nào đã trở lại. Chàng tiếc nuối vì không gặp nàng nên thất vọng cất bước ra đi. Nàng chờ mong chàng trở lại nhưng tháng ngày cứ lặng lẽ trôi qua hết mùa hoa đào này đến mùa hoa đào khác, nở rồi tàn nối tiếp hoài mà người xưa đâu chẳng thấy nên sinh lòng ốm tương tư.
Lão ông thấy con ngày không ăn đêm không ngủ, chạy thầy chạy thuốc, ai nói ở đâu có thầy giỏi thuốc hay lão cũng tới, nhưng bệnh con gái quí của ông chẳng những không thuyên giảm mà càng ngày càng nguy kịch! Kịp lúc Thôi Hộ đến thì nàng đang trong cơn hấp hối, thấy chàng nàng chỉ kịp liếc nhìn qua một lần rồi nhắm nghiền mắt lại thở hắt ra trút hơi thở cuối cùng.

Nhược hữu lương y viên tuyệt vọng
Tùng lai vô dược liệu tương tư

Hoàng Hoa tạm phỏng dịch ý

(Dẫu rằng thầy giỏi tiếng hay
Tương tư: bệnh khó! thuốc tày vô phương)


Thôi Hộ cảm thương nàng nên đã quỳ gối xuống bên giường, áp mặt mình vào mặt nàng và khóc lóc thảm thiết. Nước mắt chàng vừa nhỏ xuống mặt nàng thì lạ thay người thiếu nữ từ từ mở mắt, nàng đã tỉnh lại sống trọn đời với chàng Thôi Hộ - một thi nhân yêu hoa đào.

Mới hay: tình nghĩa dạt dào
Thuốc tương tư đấy, người nào có hay


Thiên tình sử Hoa Đào Thôi Hộ vang vọng mãi đến muôn đời sau và điểm lại một vết son trong văn học Trung Hoa.
Tại Việt Nan thi sĩ Tản Đà sống vào giữa đầu thế kỷ 20, cảm hứng chuyện cổ tích Từ Thức nhập Thiên Thai nên đã sáng tác nên bài từ khúc “Tống Biệt” :

"Lá đào rơi rắc lối Thiên Thai
Suối tiễn, oanh đưa, những ngậm ngùi
Nửa năm tiên cảnh,
Một bước trần ai
Ước cũ, duyên thừa có thế thôi!
Đá mòn, rêu nhạt
Nước chảy, huê trôi.
Cánh hạc bay lên vút tận trời
Trời đất từ nay xa cách mãi.
Cửa động đầu non, đường lối cũ
Ngàn năm thơ thẩn bóng trăng chơi."


Bài “Tống Biệt” nhắc nhớ truyện cổ tích Từ Thức: ở xã Trị Nội, huyện Nga Sơn, gần núi Thần Phù, có động Bích Đào là di tích một câu chuyện thần tiên. Tích xưa kể rằng, Từ Thức nguyên là tri huyện Tiên Du (Bắc Ninh). Một hôm vào ngày hội hoa mẫu đơn tại ngôi chùa nổi tiếng trong miền, lễ hội đang vui chơi thì bất ngờ một thiếu nữ đánh gẫy cành hoa mẫu đơn quý.giá, nàng không có tiền đền nên sắp bị quan viên trong ban tổ chức lễ hội phạt va. Thấy cảnh ấy Từ Thức liền bỏ tiền ra bồi thường sự tổn thất để cứu nàng . Sau đó ít lâu Từ Thức treo ấn từ quan để có thời gian rảnh rang ngao du sơn thủy. Một hôm chàng chèo thuyền ngoài cửa biển Thần Phù cho thuyền ghé vào bến ven bờ núi để làm thơ ngâm vịnh, thế rồi chàng lạc đến một động tiên. Tiên chủ phu nhân nhận ra chàng là ân nhân trước kia của con gái mình nên quyết định gả con gái yêu là nàng tiên Giáng Hương để đền cái ơn chàng đã cứu nàng khi làm gẫy cành mẫu đơn.
Từ nay Từ Thức được sống trên cảnh tiên giới, tuy sống ở Đào Nguyên sung sướng nhởn nhơ nhưng Từ Thức không nguôi lòng nhớ cố hương, chàng xin phép nhạc mẫu cho trở về trần thế. Biết rằng không thể lưu giữ người được lâu hơn một khi đã quyết trở về dương gian. Nhạc mẫu của ông nhận lời và ban cho chàng vân hạc đưa về chốn thế trần, còn Giáng Hương thì trao cho chàng một phong thư khi vợ chồng sắp tiễn biệt nhau, nàng dặn chàng chỉ được mở ra để đọc khi đã về cõi trần.
Từ Thức về đến quê, xiết bao bỡ ngỡ vì cảnh cũ người xưa đã hoàn toàn thay đổi. Chàng hỏi thăm ông già bà cả trong xóm thì có người cho biết, cụ tổ ba đời của ông ta tên là Từ Thức, đi vào núi không thấy về, nay đã trên dưới một trăm năm rồi.

Bơ vơ lạc lõng trong cõi trần gian nên Từ Thức tính quay lại cõi tiên nên tới chỗ cũ níu lấy cánh hạc để trở về tiên động sống với Giáng Hương, nhưng chàng đến chỗ hạc hạ cánh khi xưa thì hạc đã bay vút trời cao từ lúc nào rồi.
Sau đó ít lâu, Từ Thức vì buồn bã chàng đi vào núi Hoành Sơn (gần Thanh Hoá), người ta không thấy chàng trở lại nữa.
Với "Tống Biệt" và hình ảnh Từ Thức – dân gian cũng như Tản Đà đã nêu lên hai khía cạnh trong đời sống tâm lý muôn thuở của thế nhân: Con người ta sống ở nơi nào, dù được sung sướng đến đâu như ở chốn thiên tiên vẫn không thể quên được cố hương, và sẽ có ngày tìm về. Ngược lại cho dù được trở về sống ở quê hương, nhưng người xưa cảnh cũ không còn nữa, vì tất cả đã hoàn toàn đổi thay thì con người tìm về đó lại cảm thấy như mình bơ vơ lạc lõng thì thế nào cũng sẽ tính chuyện bỏ xứ ra đi.
Trong Cung Oán Ngâm Khúc của Ôn Như Hầu Nguyễn Gia Thiều được sáng tác cuối thế kỷ 18 ảnh hưởng sâu đậm bởi văn học Trung Hoa về màu sắc và hình ảnh của màu đào, hoa đào thường dùng để tả nhan sắc của người phụ nữ, nhưng Ôn Như Hầu Nguyễn Gia Thiều có phần nhỉnh hơn ở thuật dụng ngữ để ca ngợi sức quyến rũ phi thường của hai má đào người phụ nữ:

Áng đào kiểm đâm bông não chúng
Khoé thu ba dợn sóng khuynh thành.
Bóng gương lấp ló trong mành
Cỏ cây cũng muốn nổi tình mây mưa.
(câu.15-18)
Má đào không thuốc mà say
Nước kia muốn đổ, thành này muốn long.
(câu 167-168)


Thi hào Nguyễn Du, trong truyện Đoạn Trường Tân Thanh viết vào đầu thế kỷ 19, thì mượn cây đào làm bối cảnh cho cuộc tình của đôi tài tử giai nhân Kim Trọng – Thúy Kiều. Cây đào ở cuối vườn nhà Kiều, bên kia tường là hiên Lãm Thúy, Kim Trọng ngày ngày ghé mắt nhìn sang. Lần đầu tiên Kim thoáng nhìn thấy Kiều dưới tàn cây đào:

Cách tường phải buổi êm trời
Dưới đào dường có bóng người thướt tha.


Kim Trọng đã với để lấy được chiếc kim thoa của nàng vướng trên một cành đào:

Lần theo tường gấm dạo quanh
Trên đào nhác thấy một cành kim thoa
Giơ tay với lấy về nhà…


Nhờ đó Kim Trọng đã được gặp lại Thuý Kiều.
Và cũng một hôm, nhân dịp cha mẹ và hai em vắng nhà, Kiều làm hiệu gọi Kim bằng cách hắng giọng, lại cũng xẩy ra ở bên gốc cây đào này:

Dưới hoa sẽ dặng tiếng vàng
Cách hoa đã thấy có chàng đứng trông.


Thi hào Nguyễn Du rất tinh tế cho Kim Trọng lúc nào cũng quanh quẩn ở gần cây đào để chờ Kiều. Cây đào đã gắn liền với những kỷ niệm về mối tình đầu giữa Kim và Kiều.
Sau nửa năm xa vắng vì Kim Trọng phải về Liêu Dương thọ tang người chú, Kim Trọng trở lại vườn Thúy, chàng thấy mọi vật đều đã thay đổi chỉ riêng có cây đào năm xưa vẫn tưng bừng nở hoa như ngày nào, như muốn trêu ghẹo nỗi cô đơn của chàng. Tâm trạng Kim Trọng lúc này chẳng khác nào Thôi Hộ khi trở lại Đào Hoa Trang, không được gặp lại người thiếu nữ đã cho chàng bát nước trong ngày hội xuân năm trước. Thế nên, Nguyễn Du đã mượn ý hai câu thơ cuối trong bài tứ tuyệt của Thôi Hộ để miêu tả cảnh ngộ và tâm trạng Kim Trọng:

"Trước sau nào thấy bóng người
Hoa đào năm ngoái còn cười gió đông."

Cây đào, hoa đào không chỉ đã làm nền cho thi ca, khơi ra những cảm xúc khiến người nhạc sĩ và thi sĩ cảm nguồn sáng tác. Người ta cũng còn khéo léo đưa hoa đào, mầu đào vào văn chương bình dân qua ca dao, tục ngữ, thành ngữ hay những tiếng nói thông thường ở cửa miệng mỗi người:

Thân em như tấm lụa đào
Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai
(Ca dao)

Thân, phận của người con gái được ví như tấm lụa đào. Người con gái lúc đi lấy chồng không biết duyên phận mình ra sao, sẽ hạnh phúc hay bất hạnh chẳng khác gì tấm lụa đào bán ở chợ; may mắn thì được người mua về trang hoàng nhà cửa, phận hẩm hiu thì bị mua về may áo, may quần khi cũ thì làm giẻ lau.

Và:
Một giọt máu đào hơn ao nước lã
(Tục ngữ)
(Ý nói bà con chung một huyết thống, dẫu rằng xa mấy đi chăng nữa vẫn còn hơn người dưng).
Liễu yếu đào tơ
(Người thiếu nữ đẹp, mảnh mai).
Mơn mởn đào tơ
(Người thiếu nữ tuổi dậy thì, đầy sức sống).
Số đào hoa
(Có duyên, được nhiều người ưa thích)
(Thành ngữ)

Người nghe nhạc mấy ai không ngân nga cùng nhạc sỹ Lê Mộng Nguyên với dạt dào thanh – âm, hồn rung xứ lạnh Đà Lạt với "Ai lên xứ hoa Đào":



"Ai lên xứ hoa đào dừng chân bên hồ nghe chiều rơi,
Nghe hơi giá len vào hồn người chiều xuân mây êm trôi.
Thông reo bên suối vắng, lời dìu dặt như tiếng tơ,
Xuân đi trong mắt biếc lòng dạt dào nên ý thơ.
Nghe tâm tư mơ ước mộng đào nguyên đẹp như chuyện ngày xưa.

Ai lên xứ hoa đào đừng quên mang về một cành hoa
Cho tôi bớt mơ mộng chiều chiều nhìn mây trôi xa xa,
Người về từ hôm nao mà lòng còn thương vẫn thương
Bao nhiêu năm tháng cũ mà hồn nào tôi vấn vương.
Giờ này nhìn sương khói mà thầm mơ màu hoa trên má ai.

Ai lên xứ hoa đào đừng quên bước lần theo đường hoa
Hoa bay đến bên người ngại ngần rồi hoa theo chân ai.
Đường trần nhìn hoa bướm rồi lòng trần mơ bướm hoa,
Lâng lâng trong sương khói rồi bàng hoàng theo khói sương,
Lạc dần vào quên lãng rồi đường hoa lặng bước trong lãng quên.


Nào cần luận bàn, chỉ nghe và thẩm thấu bằng mắt, tâm hồn và trái tim, ca từ và thanh âm dường như đã chuyển, đã rót vào lòng người cái đẹp mỹ miều như tiên giới bồng lai trong từng nốt, từng cung trên từng trường độ, cao độ của cảm xúc.


Cây đào, vườn đào, màu hoa đào đã quyện hòa với cuộc sống, làm nền cho thi nhân sáng tác ra những thi phẩm tuyệt vời để đời, gợi hứng cho nhạc sĩ sáng tác những bài tình ca bất hủ, chẳng những thế nó còn làm nền cho cả văn chương bình dân. Hoa Đào thật sự là một tuyệt thể mỹ miều mà tạo hóa dâng ban cho trần thế, làm cho cõi sống thật đẹp và đáng yêu xiết bao.


___________________________
Tham khảo:

- Bài viết về Hoa Đào của Lê Kim Anh

Tài liệu đính kèm(s)
Đính Kèm  717px_Peach_flowers.jpg ( 75.17k ) Số lượng tải: 55
 



Bỏ trăng gió lại cho đời
Bỏ ngang ngửa sóng giữa lời hẹn hoa...
Go to the top of the page
 
+Quote Post
nptruongson
post Nov 24 2007, 02:50 AM
Bài viết #2

Trung úy
****

Nhóm: Chỉ huy
Bài Viết: 149
Gia Nhập: 12-March 05
Thành Viên Thứ: 30



...

Đón Xuân Này , Ta Nhớ Xuân Xưa

Hẹn gặp nhau ,khi .....



Vị hữu vong thân!

NẾU NGÀY VỀ THẤY KHUNG TRỜI ĐỔ NÁT
THÌ TÌM EM TRONG TẬN ĐÁY HỒN ANH

chiều tím

TƯ LỆNH CAO NGUYÊN TRUNG PHẦN
VÙNG 2 CHIẾN THUẬT



CHUẨN TƯỚNG - ANH CẢ TRƯỜNG SƠN
Go to the top of the page
 
+Quote Post

Reply to this topicStart new topic
> 1 Người đang đọc chủ đề này (1 Khách và 0 Người Ẩn Danh)
0 Thành Viên:

 

.::Phiên bản rút gọn::. Thời gian bây giờ là: 2nd May 2024 - 04:30 AMSpring Style