Chào mừng Khách ( Đăng nhập | Đăng kí )

IPB
 
Reply to this topicStart new topic
> Nạn đói - Ất Dậunhớ để thương "mình" hơn, Rãnh, đọc và ngẫm nghĩ
Băngtan
post Jun 6 2005, 02:35 PM
Bài viết #1

Thượng tá
*****

Nhóm: Thường dân
Bài Viết: 315
Gia Nhập: 4-May 05
Thành Viên Thứ: 95



Nạn đói năm Ất Dậu - nhớ để thương "mình" hơn

Nếu di sản đau thương ấy giống một cái hố sâu thì vấn đề không phải là lấp đầy cái hố sâu ấy bằng sự quên lãng, cũng không nên đào sâu thêm cái hố ấy để hận thù của quá khứ neo giữ chúng ta trên con đường phát triển mà điều đáng làm nhất là xây một nhịp cầu vượt qua cái hố chứng tích hận thù trong quá khứ để bài học luôn còn nguyên vẹn...

Khoảng cách 60 năm đủ để cho thế hệ là chứng nhân của nạn đói năm Ất Dậu vượt qua ngưỡng tuổi cổ lai hy. Trải qua những năm chiến tranh và ngay cả trong công cuộc kiến thiết, những dấu tích của nạn đói gần như đã phai mờ trên mặt đất. Biết bao những thân xác bị vùi lấp trong lòng đất đã tan biến cùng cát bụi. Những khu mộ tập thể do đồng bào tốt bụng và các hội từ thiện quy tập vài năm sau nạn đói, nay cũng chỉ còn sót lại duy nhất một trong số nhiều “bể xương” lọt thỏm trong cả một khu đô thị nhằng nhịt nhà cửa mà không dễ tìm được đường vào. Cũng có thể nói đến những tấm ảnh của Võ An Ninh, Nguyễn Duy Kiên hay những bài thơ của Văn Cao, bài văn tế của Vũ Khiêu... là những gì còn sót lại như những di sản “vật thể” của sự kiện. Trên sách giáo khoa cũng chỉ còn được vài dòng nhắc đến. Quả thực sẽ là vô cùng nghèo nàn về ký ức, rất có thể sẽ khiến cho thế hệ sau này không chỉ quên lãng mà có thể còn đặt dấu hỏi nghi ngờ vào sự kiện có đến 2 triệu người đã từng chết đói vào năm Ất Dậu 1945.

Nhưng điều chắc chắn là trong ký ức của rất nhiều người, nạn đói là những kỷ niệm tựa khắc vào da thịt không thể phai mờ và trong biết bao nhiêu gia đình có người thân chết trong những tháng năm này, không còn biết đến ngày mất để giỗ. Giới sử học cách nay đã hơn một thập kỷ được sự hỗ trợ và khích lệ không phải ai khác lại chính là những đồng nghiệp Nhật Bản đã vào cuộc trong một công trình điều tra nghiên cứu khá công phu để định lượng được bước đầu quy mô nạn đói và những nguyên nhân gây ra thảm hoạ này... Tôi vẫn nhớ một đồng nghiệp Nhật Bản, khi tiếp cận những dấu tích hoang phế của tấm bia dựng trong khu nghĩa trang Hợp Thiện cũ tỏ rõ sự băn khoăn đến ngạc nhiên: "Người Việt Nam các bạn chóng quên thật”. Trong khi đó, họ lặn lội sang tận đất nước ta để đi tìm những chứng tích về một tội ác mà cha anh họ phải chịu trách nhiệm. Tôi hỏi bạn: ”Vì sao bạn quan tâm?”. Câu trả lời: ”Để không bao giờ lặp lại nữa” (cái không lặp lại là nạn đói với các bạn và chủ nghĩa phát xít với chúng tôi.

Về ứng xử đối với quá khứ tôi còn thấm thía bài học khi một lần được sang Nhật gặp gỡ các thầy giáo dạy sử ở các quốc gia Đông Á cùng ngồi bàn về cách dạy như thế nào về những hành vi tội ác (tạm gọi là) của một quốc gia này đối với một quốc gia khác trong quá khứ, để bảo đảm sự thật không bị che đậy hay phi tang mà lại không nuôi dưỡng dai dẳng những mối hận thù giữa các dân tộc, như di sản của quá khứ. Nếu di sản đau thương ấy giống một cái hố sâu thì vấn đề không phải là lấp đầy cái hố sâu ấy bằng sự quên lãng, cũng không nên đào sâu thêm cái hố ấy để hận thù của quá khứ neo giữ chúng ta trên con đường phát triển mà điều đáng làm nhất là xây một nhịp cầu vượt qua cái hố chứng tích hận thù trong quá khứ để bài học luôn còn nguyên vẹn...

Nếu ý thức như vậy thì việc ghi nhận nạn đói Ất Dậu 1945 không chỉ đáp ứng một nhu cầu tâm linh của đạo lý “uống nước nhớ nguồn” để tưởng nhớ đối với những đồng bào xấu số đã chết trong một thảm hoạ của đất nước. Thảm hoạ ấy lại là “đêm hôm trước” của một cuộc chuyển mình mang tính chất cách mạng của đất nước ta, tạo nên hình tượng như nhà thơ Nguyễn Đình Thi đã biểu thị Cách mạng tháng Tám 1945 là một dân tộc "rũ bùn đứng dậy...”.

Nói đến thảm hoạ, thì chính hậu quả của cơn sóng thần cuối năm 2004 vừa rồi ở ngay sát sườn đất nước đã làm xúc động toàn nhân loại mà con số ngưòi bị cướp đi sự sống chỉ là một con số nhỏ bé so với 2 triệu cư dân của một quốc gia vào thời điểm đó mới chỉ có hơn 20 triệu. Nạn đói ấy chủ yếu diễn ra chỉ ở không gian phía Bắc của đất nước.

Chính cảm xúc từ cơn sóng thần cuối năm 2004 vừa qua đã gợi cho người Việt Nam nhớ về nạn đói 60 năm trước, để chợt nhận ra phần nào sự “vô tâm” (chưa dám nói là vô cảm) với quá khứ. Điều đó làm dấy lên một mối quan tâm của dư luận đã bắt đầu nhen lên trên một số cơ quan thông tin đại chúng... Điều đáng nói là chính tuổi trẻ từ một vùng đất phía Nam cách xa với không gian của sự kiện nạn đói Ất Dậu, đã khởi động lại trong tâm thức chúng ta về một thảm hoạ lịch sử đã từng làm nền cũng như làm làm nên một cánh đồng khô hạn cho một cuộc bùng khởi ngọn lửa cách mạng đòi quyền sống độc lập và tự do vào Mùa thu năm 1945.

Một tượng đài để tưởng nhớ? Đặt tại đâu? Làm như thế nào? Chọn ngày nào để tưởng niệm?... Những câu hỏi ấy đang mong muốn đuợc trả lời bằng sự đồng thuận của toàn xã hội, bằng những sáng kiến của mỗi người. Nó cũng đáng được các cơ quan có trách nhiệm của nhà nước quan tâm...



Thân em vừa trắng lại vừa tròn
Ba chìm bảy nổi với nước non
Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn
Mà em vẫn giữ tấm lòng son
Go to the top of the page
 
+Quote Post
Băngtan
post Jun 6 2005, 02:36 PM
Bài viết #2

Thượng tá
*****

Nhóm: Thường dân
Bài Viết: 315
Gia Nhập: 4-May 05
Thành Viên Thứ: 95



Nếu các bạn muốn đọc chi tiết mình sẽ post.....



Thân em vừa trắng lại vừa tròn
Ba chìm bảy nổi với nước non
Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn
Mà em vẫn giữ tấm lòng son
Go to the top of the page
 
+Quote Post
waterfallsoulpea...
post Jun 6 2005, 03:16 PM
Bài viết #3

Thanh Tuan
******

Nhóm: Thường dân
Bài Viết: 710
Gia Nhập: 8-March 05
Thành Viên Thứ: 10



ừ năm đó ở Thái Bình dân ta như nhưng que củi !



Hữu nhược vô
Thực nhược hư
Go to the top of the page
 
+Quote Post

Reply to this topicStart new topic
> 1 Người đang đọc chủ đề này (1 Khách và 0 Người Ẩn Danh)
0 Thành Viên:

 

.::Phiên bản rút gọn::. Thời gian bây giờ là: 4th May 2024 - 08:10 PMSpring Style