Chào mừng Khách ( Đăng nhập | Đăng kí )

IPB
 
Reply to this topicStart new topic
> Huế từng có một Xóm Chỉ
nhibo
post May 25 2005, 01:47 AM
Bài viết #1

Trung tá
*****

Nhóm: Thường dân
Bài Viết: 262
Gia Nhập: 3-April 05
Đến Từ: Sct. Joergensvej 23, 4000 Roskilde, Denmark
Thành Viên Thứ: 71



Theo lời cụ Kinh, (năm nay đã 75 tuổi), khoảng từ năm 1950 trở về trước, toàn bộ chỉ thêu ở Huế đều mua tại chợ Cống, gọi là chỉ mộc, được làm từ tơ tằm, sợi bông, sợi đay. Chỉ mộc chỉ có nguyên một màu trắng ngà. Muốn pha màu chỉ, thợ thêu phải tự nhuộm lấy bằng nước nhuộm tự pha chế theo công thức thủ công với chất liệu hoàn toàn tự nhiên như hoa hoè, than, gạch, đá son, lá bàng...

Nói về công việc này, Gabrrielle-một học giả người Pháp chuyên nghiên cứu văn hoá Á Đông từng nhận xét :’’ Nhìn những màu nước nhuộm của các cô thợ thấy rất dơ dáy. Không ngờ khi nhuộm xong, đầy đủ hết một bảng màu vô cùng lạ lùng, tưởng như phù phép mới có được”. Quả thực, màu chỉ trong bộ sưu tập của cụ Kinh là màu của sự phù phép. Bao nhiêu chục năm rồi mà sợi chỉ vẫn nguyên màu, vẫn bóng và mềm mại. Chúng đẹp đến mức khi đặt cạnh, chỉ thêu công nghiệp ngày nay bỗng trở nên thô kệch.

Ngoài mấy lọn chỉ, hiện cụ Kinh vẫn còn giữ một bức tranh thêu tùng hạc rất đẹp với nét chỉ chân phương, không màu mè bằng chỉ xe tay ở chợ cống. Bức họa này là tác phẩm đầu tay của nghệ nhân Kinh, hoàn thành trước năm 1950.

Lần theo bộ sưu tập chỉ của cụ Kinh, chúng tôi đã gặp được cụ Lê Liệu. Ngôi nhà ở số 24 đường Bà Triệu mà cụ đang ở hiện nay nằm ngay trên Xóm Chỉ ngày xưa. Chín mươi tư tuổi, cụ là người cuối cùng của Xóm Chỉ còn lại. Nói về nguồn gốc nghề làm chỉ ở chợ Cống, cụ bảo: “Khi tôi mới mở mắt (mới sinh) đã thấy nó rồi.’’Nghĩa là chỉ chợ Cống đã có từ thời cha, mẹ, ông bà của cụ.

Qua lời cụ Liệu thì đời trước, thợ chỉ tự mua kén tằm, sợi đay, bông vải đem về kéo thành sợi, sau đó xe chỉ. Nhưng sang đến đời cụ, sợi được nhập từ các tỉnh khác, người thợ chỉ việc xe. Từ tơ tằm, bằng kỷ thuật điêu luyện của đôi tay, họ có thể xe được hàng chục loại chỉ khác nhau từ độ dẻo, độ cứng đến công dụng. Chỉ đan lưới, đan nhủi, mắc câu...bán cho dân chài miệt biển và đầm phá. Chỉ chằm nón bán cho dân chằm nón ở Phủ Cam, An Truyền, Thuỷ Thanh, An Cựu. Chỉ đàn, tơ tằm, chỉ thêu...phục vụ cho hoàng cung. Chỉ may vá cho dân sinh hàng ngày và thậm chí cả chỉ thả diều...Tất tần tật đều sản xuất thủ công ở chợ Cống. Cả xóm chỉ có khoảng 20 hộ, tập trung trên đường Bà Triệu (hiện nay), bắt đầu từ quán cơm Âm Phủ. Trong trí nhớ của cụ Liệu, thời ấy, chợ Cống là vùng lau lách, hoang vu. Cả Xóm Chỉ toàn nhà tranh lụp xụp, thưa thớt, quanh co với đường đất chật hẹp chỉ đủ cho 2 chiếc xe đạp tránh nhau. Chỉ được xe trong những gian nhà làm bằng tre, lợp tranh dài chừng 30 mét...Tiếc là rất nhiều công cụ làm chỉ, từ quồng quay tơ, đôi xóc đánh chỉ, ống cuốn...của cụ Liệu nay không còn. Những hiện vật cuối cùng của Xóm Chỉ, ngoài cụ ra chỉ còn một ít nõn tơ dùng dệt lụa, vài cuộn chỉ nhỏ bằng hai ngón tay dùng để làm dây dàn, chỉ câu cá, chỉ đan nhũi. Cụ Liệu đã cất giữ chúng ít nhất là hơn một nửa đời người bởi theo cụ, trước năm 1954, nghề làm chỉ ở chợ Cống thực sự đã chấm dứt vì không cạnh tranh nổi với sản phẩm công nghiệp.

Bây giờ, Xóm Chỉ đã là vùng đất mới của Huế với các phố nhà cao tầng phát triển rất nhanh. Nói chuyện với chúng tôi, cụ Liệu cứ hỏi đi hỏi lại: ‘’Tìm hiểu nghề làm chỉ ni mần chi con hè ?”. Tôi thưa : ‘’Dạ để đời ni, rồi đời sau nữa biết vùng chợ Cống này đã từng có Xóm Chỉ’’. Đôi mắt """từ phạm húy"""c ngầu của ông cụ 93 ấy chợt sáng lên. Hình như gần cả một đời người, đây là lần đầu tiên cụ Liệu được ngồi mà kể về nghề của mình. Nhưng chẳng lẽ, kể về Xóm Xóm Chỉ chỉ để mà hoài niệm thôi sao?.

Đang tìm tư liệu cho bài viết thì tôi gặp nhà nghiên cứu Phan Thuận An ở Sở Văn hóa. Ông nói, trong sử liệu không nghe nói có xóm chỉ này. Mà nếu có, sẽ rất hay cho việc phục hồi các trang phục, nhạc cụ cung đình hiện nay. Quả nhiên, trong nhà hát Duyệt Thị Đường hiện còn trưng bày cây đàn cổ hơn trăm năm tuổi của nghệ nhân Lữ Hữu Thi. Theo chủ nhân, cần chiếc đàn này được làm bằng chỉ tơ ở chợ Cống. Tiếng đàn nghe dịu và ấm chứ không xẵng như tiếng đàn ngày nay. Cũng như nhạc cụ, không ít trang phục cung đình một thời được làm nên từ những sợi chỉ đủ loại tại đây. Mấy năm trước, cùng với việc phục chế một số trang phục của triều Nguyễn, Nghệ nhân Trịnh Bách đã làm sống lại phường thêu Thường Tín ( Hà Tây), làng lụa Vạn Phúc (Hà Nội) bởi vật liệu hiện đại ngày nay không thể đáp ừng. Biết đâu đấy, một ngày nào đó, sẽ đến lượt nghề làm chỉ ở chợ Cống khi công việc khôi phục lại các giá trị văn hóa triều Nguyễn mới bắt đầu. Chỉ sợ rằng khi ấy, khi chúng ta cần phục chế, trùng tu, khôi phục thì còn biết tìm đâu nữa những nhân chứng cuối cùng đã thất thập cổ lai hi như Nghệ nhân Lê Văn Kinh, cụ Liệu?

Theo Báo Thừa Thiên - Huế
Go to the top of the page
 
+Quote Post

Reply to this topicStart new topic
> 1 Người đang đọc chủ đề này (1 Khách và 0 Người Ẩn Danh)
0 Thành Viên:

 

.::Phiên bản rút gọn::. Thời gian bây giờ là: 5th May 2024 - 05:46 AMSpring Style