Chào mừng Khách ( Đăng nhập | Đăng kí )

IPB
 
Reply to this topicStart new topic
> Trị mụn nhọt, Sử dụng y học cổ truyền
nhibo
post May 25 2005, 08:37 PM
Bài viết #1

Trung tá
*****

Nhóm: Thường dân
Bài Viết: 262
Gia Nhập: 3-April 05
Đến Từ: Sct. Joergensvej 23, 4000 Roskilde, Denmark
Thành Viên Thứ: 71



Theo Đông y, nhọt thuộc chứng ung thư (ung: áp-xe; thư: hủy hoại), do huyết nhiệt và nhiệt độc gây nên. Bệnh hay gặp vào mùa hè, nhất là khi điều kiện vệ sinh, y tế kém hoặc hệ miễn dịch bị suy giảm.

Nhọt là một bệnh nhiễm trùng da và tổ chức dưới da, chủ yếu là do tụ cầu gây nên. Phương pháp điều trị theo y học hiện đại chủ yếu là dùng kháng sinh trấn áp, nâng cao thể trạng và điều trị rối loạn chuyển hóa (nếu có); kết hợp với chích tháo khi có điều kiện. Tuy nhiên, vi khuẩn tụ cầu có khả năng kháng một số loại kháng sinh; thời gian miễn dịch của cơ thể ngắn, nên nhọt dễ tái phát.

Y học cổ truyền có một số bài thuốc khá hiệu quả:

Giai đoạn mới phát: Tại chỗ nhọt có sưng nóng đỏ đau, toàn thân có thể kèm theo sốt. Có thể dùng lá cúc hoa trắng giã nát với chút ít muối, đắp vào mụn nhọt. Về thuốc uống trong, có thể dùng một trong các bài:

Thổ phục linh (củ khúc khắc) 20 g, thương nhĩ tử (quả ké đầu ngựa) 20 g. Sắc uống ngày một thang.

Kinh giới 8 g, đỗ đen sao 40 g, hoa kim ngân 20 g, cam thảo dây 8 g, ké đầu ngựa 16 g, liên kiều 12 g, lá sen 16 g. Sốt cao, thêm hoàng liên 12 g, hoàng cầm 12 g, chi tử (quả dành dành) 12 g. Tiểu tiện ngắn đỏ, thêm xa tiền tử (hạt mã đề) 12 g. Táo bón, thêm lá muồng trâu 4 g hoặc lá lộc mại 10 g.

Giai đoạn hóa mủ: Tại vùng nhọt, sưng nhức tăng hơn, xuất hiện mủ trắng và chuyển dần thành màu vàng. Một số nhọt có ngòi là khối mủ và tổ chức hoại tử đặc quánh thường nằm giữa trung tâm nhọt. Khi thấy những triệu chứng trên, có thể đắp thuốc tại chỗ cho phá vỡ mủ: Rọc ráy dại, lá xoan, muối lượng bằng nhau; giã nhỏ, trộn đều, ngày đắp 2 lần.

Thuốc uống: Hoa kim ngân 20 g, hoàng cầm 12 g; liên kiều 12 g, tạo giác thích (gai bồ kết) 12 g, trần bì (vỏ quýt) 6 g, lá bồ công anh (diếp dại) 16 g, sài đất (lộc mui) 16 g. Sắc uống ngày một thang. Uống liên tục 3 đến 5 thang.

Giai đoạn nhọt đã vỡ mủ: Bình thường chỉ cần rửa sạch bằng nước lá trầu không, thay băng ngày một lần là vết thương nhanh chóng liền da. Đặc biệt, nếu vết thương hôi thối, có thể dùng một trong hai phương pháp sau:

- Lá mỏ quạ tươi giã nát, đắp trực tiếp vào vết thương, ngày đắp một lần. Thuốc có tác dụng hoạt hóa men catalaza trong dịch tiết tại vết thương, tạo ôxy nguyên tử sát khuẩn mạnh, làm sạch vết thương, tạo điều kiện cho tổ chức hạt mọc và liền sẹo.

- Dùng nước sắc bạch đồng nữ (mò trắng) để rửa và đắp vết thương. Kể cả với những vết thương lâu ngày, hôi thối do viêm xương, loại thuốc đơn giản này cũng giúp khử mùi rất tốt. Các nghiên cứu cho thấy bạch đồng nữ có tác dụng kháng cả vi khuẩn “gram âm” lẫn “gram dương”. Nếu cơ thể suy nhược, mủ lâu không hết, nhọt lâu liền thì uống thêm các vị thuốc bổ khí huyết như bạch truật, đẳng sâm, hoàng kỳ, đương quy...

Một số bệnh nhân thường bị nhọt tái phát nhiều lần, có thể do cơ địa huyết nhiệt. Để phòng tái phát, nên uống thuốc thanh nhiệt lương huyết theo hướng dẫn của thầy thuốc chuyên khoa. Hạn chế ăn hoa quả “nóng” như: mít, dứa, xoài, nhãn, vải, của nếp... Các trường hợp sốt cao, liên tục kéo dài cần kết hợp điều trị theo y học hiện đại đặc biệt là với kháng sinh thích hợp, đề phòng nhiễm trùng huyết nguy hiểm đến tính mạng.

Theo Sức Khỏe & Đời Sống
Tài liệu đính kèm(s)
Đính Kèm  Kim_ngan_hoa.jpg ( 4.05k ) Số lượng tải: 0
 
Go to the top of the page
 
+Quote Post

Reply to this topicStart new topic
> 1 Người đang đọc chủ đề này (1 Khách và 0 Người Ẩn Danh)
0 Thành Viên:

 

.::Phiên bản rút gọn::. Thời gian bây giờ là: 4th May 2024 - 02:44 PMSpring Style