Chào mừng Khách ( Đăng nhập | Đăng kí )

IPB
 
Reply to this topicStart new topic
> THỂ THAO VIỆT NAM, Thông tin và những bài viết
Hoang Hoa
post Aug 15 2005, 07:20 PM
Bài viết #1

Thượng tá
*****

Nhóm: Thường dân
Bài Viết: 309
Gia Nhập: 25-March 05
Thành Viên Thứ: 63



Mỗi nhà mỗi cảnh

Vậy là sau gần 7 tháng tranh tài, V-League 2005 cũng đã tới hồi kết. Hãy cùng BÓNG ĐÁ điểm lại thành công cũng như thất bại của 12 đội bóng đã tham dự giải đấu vừa qua…

1. GĐT.LA: Không ai có thể bác bỏ V-League 2005 là mùa giải đại thành công của GĐT.LA. Dù đoạn đầu và cả đoạn kết của họ không mấy suôn sẻ, nhưng cũng không thể không ghi nhận những gì GĐT.LA đạt được. Chuỗi 8 trận thắng liên tiếp của họ là một kỷ lục V-League. Thành tích ghi 43 bàn thắng trong mùa giải cũng là kỷ lục khác, xoá bỏ nhận định GĐT.LA là đội bóng chỉ biết chơi phản công. Nhưng việc chỉ kiếm nổi 42 điểm lại là “vết đen” bởi GĐT.LA trở thành nhà vô địch với số điểm ít nhất kể từ khi V-League có 12 đội (02/03).

2. Đà Nẵng: Giành ngôi á quân, đó là thành tích cao nhất kể từ khi Đà Nẵng trở lại V-League. Sự xuất hiện của HLV Lê Thuỵ Hải là chìa khoá biến đổi Đà Nẵng từ tập thể nhiều sao nhưng lộn xộn trở thành đội bóng giàu sức mạnh. Sự kết hợp giữa những cầu thủ trẻ tài năng và những ngoại binh đẳng cấp là điểm khác của Đà Nẵng so với trước kia bởi những “sao” lớn như Huỳnh Đức, Mạnh Dũng, Hùng Dũng… không còn đương nhiên có suất. Thời khắc u ám nhất chính là khi Đà Nẵng bị lội ngược dòng 2-2 sau khi đã dẫn LG.HN ACB 2-0 tại Hàng Đẫy.

3. Bình Dương: Đã có lúc họ được coi là nhà vô địch xứng đáng nhất. Sở hữu Vua phá lưới Kesley (21 bàn thắng) và cả dàn tiền vệ hùng hậu, nhưng sự thiếu đồng đều (hàng thủ kém) đã làm tiêu tan cơ hội của Bình Dương. 2 nửa mùa giải thể hiện 2 bộ mặt khác hẳn nhau của Bình Dương – sáng chói ở giai đoạn 1 và u uất ở giai đoạn 2. Tiếc cho một nhà vô địch không ngai! Họ đi vào lịch sử khi trở thành đội đầu tiên vô địch lượt đi với khoảng cách 5 điểm mà vẫn đánh mất ngôi Vua cả mùa giải.

4. HAGL: Thời chuyển giao, HAGL trở thành kẻ tầm thường, khác hẳn với ánh hào quang họ tạo nên cách đây 1 năm. V-League 2005 trở thành giải đấu đáng quên nhất với đội bóng phố Núi dù họ cũng có niềm vui từ những cầu thủ trẻ chơi không đến nỗi nào. Việc ban phát quá nhiều điểm cho các đội chiếu dưới khiến HAGL bị tốp 3 bỏ quá xa. Nếu không nhanh chóng bổ sung lực lượng, e rằng HAGL sẽ đánh mất vị thế mà họ từng dầy công gây dựng vài năm nay.

5. PJICO.SLNA: Nửa cuối mùa giải ghi nhận sự trở lại của PJICO.SLNA, mà hạt nhân của nó là sự hồi sinh của Quốc Vượng, và một chút nào đấy còn có cả Văn Quyến. Dù vậy, không ai vui được sau 1 mùa giải quá nhiều sự cố: mở đầu bằng cuộc “đại phẫu”, tiếp theo là các án treo giò Quốc Vượng, Hồng Sơn, và mới nhất là vụ xô xát Công Vinh – Văn Vinh, cũng như tin đồn cả đội đình công tập luyện (dù nhiều người phủ nhận chuyện này). Vai trò của BHL PJICO.SLNA cũng bị đặt dấu hỏi và đó là lý do để giới chuyên môn tin rằng sẽ còn những chuyển động mới ở đội bóng thành Vinh thời gian tới.

6. SĐ.NĐ: Như PJICO.SLNA, SĐ.NĐ cũng thoát hiểm nhờ sự hồi sinh ở giai đoạn 2. Ngoại binh thua kém hẳn những năm trước, nội binh cũng sa sút, lại liên tục thiếu hụt (Trung Kiên, Duy Hoàng, Văn Nhiên chấn thương dài hạn), đó là nguyên nhân khiến SĐ.NĐ trầy trật đến vậy. Điểm sáng duy nhất: Ngọc Linh, chân sút trẻ ghi được 9 bàn thắng, trở thành tiền đạo nội có hiệu suất cao nhất tại V-League 2005.

7. Mitsustar HP: Không tồi nhưng cũng không có gì vui vẻ. Sự máu lửa, nhiệt huyết mà họ từng có ở giai đoạn 1 sớm ra đi cùng ông thầy người Brazil. Tuy trụ hạng nhưng không ai nghĩ Mitsustar HP đã có mùa giải thành công. Ấn tượng xấu nhất về Mitsustar HP chính là những chiếc thẻ phạt dồn dập mà các hậu vệ đội này thay nhau lĩnh vì lối chơi thô bạo, tiểu xảo (Anh Tuấn, Bật Hiếu, Thế Phong…)

8. TMN.CSG: Không thể nói gì hơn về TMN.CSG ngoài sự khâm phục. Họ bước vào mùa giải với đầy rẫy khó khăn và một đội hình già cỗi nhưng đã vượt qua tất cả để trụ hạng an toàn. Về mặt tinh thần, TMN.CSG xứng đáng là nhà vô địch tại V-League 2005.

9. HP.HN: Năm đầu tại V-League diễn ra không quá tồi với HP.HN. Lực lượng nội tầm thường, chắp vá, nhưng họ lại có những ngoại binh xịn để trông cậy. Nếu tiếp tục chính sách vung tiền thu hút nhân tài, HP.HN có thể dần tạo dựng chỗ đứng vững chắc hơn ở đấu trường V-League, sau khi đã vượt qua năm đầu tiên – năm khó khăn nhất với mọi tân binh.

10. HL.BĐ: Thất vọng về đội bóng đất Võ. Từ địa vị “ngựa ô”, họ tụt dốc không phanh và phải đến phút chót mới trụ hạng an toàn. Quá tồi tệ, nhất là với tập thể như HL.BĐ, có những ngoại binh Thái xịn (cả trên sân lẫn băng ghế HLV) và dàn nội binh không đến nỗi nào trong BĐVN.

11. LG.HN ACB: Không còn gì để nói về LG.HN ACB ngoài 2 chữ: “Thất vọng”.

12. Delta ĐT: Cô thế nên Delta ĐT đành ngậm ngùi rớt hạng. Dù vậy, họ để lại nhiều nuối tiếc nhờ lối chơi nhiệt tình và dàn cầu thủ trẻ tiềm năng. Không phải ngẫu nhiên giới chuyên môn đều bày tỏ sự cảm thông và mong đợi Delta ĐT sớm có ngày trở lại cùng những Thanh Bình, Việt Cường, Phong Hoà…

(Theo Baobongda)

Bình Dương - đội từng được xem là ứng viên sáng giá




"... người ta chỉ nhìn thấy thật rõ ràng bằng trái tim. Cái cốt yếu thì con mắt không nhìn thấy!"

(Trích: Hoàng tử bé - Antoine de Saint Exupéry)
Go to the top of the page
 
+Quote Post
Tuan
post Nov 21 2005, 11:15 AM
Bài viết #2

Nguyên soái
*******

Nhóm: Thường dân
Bài Viết: 833
Gia Nhập: 21-October 05
Đến Từ: Hue
Thành Viên Thứ: 170



VN-SINGAPORE 2-1
TOI NHO VAN QUYEN GHI 2 BAN.XIN CHUC MUNG VA CHUC MUNG !





Tạm thời chạy xe ôm
0908325997 " seat behind and get delight "
Go to the top of the page
 
+Quote Post
phamhonglam
post Nov 18 2007, 05:24 PM
Bài viết #3

Đại tá
*****

Nhóm: Chỉ huy
Bài Viết: 320
Gia Nhập: 12-March 05
Đến Từ: Đà Nẵng
Thành Viên Thứ: 20



Giàu như… cầu thủ Việt Nam


Xe hơi, điện thoại sành điệu, quần áo hàng hiệu… Đấy là vài nét chấm phá về thế giới ngoài sân cỏ của các cầu thủ VN bây giờ. Thậm chí nói giàu và sành điệu như… cầu thủ có lẽ cũng chẳng sai.


Trong giới cầu thủ Việt Nam hiện nay, trung vệ Huy Hoàng nổi tiếng là một “dân chơi” thứ thiệt. Đội trưởng của đội bóng xứ Nghệ mới phóng tay mua một con “xế hộp” đời cao, giá đến 70.000 USD.

Mỗi khi di chuyển đến những nơi tập luyện, thi đấu gần Nghệ An, Huy Hoàng chẳng ngần ngại đánh con xe tiền tỷ của mình vi vu cho có “phương tiện đi lại”, bất chấp rằng nếu anh đánh “xế hộp” lên tuyển thì chỉ có nước móc tiền túi… mua xăng chứ không thể yêu cầu VFF thanh toán chi phí di chuyển. Tất nhiên, với “con xe” tiền tỉ thì thì vài trăm ngàn tiền xăng có bõ bèn gì.

Không chỉ vậy, Huy Hoàng còn có thói quen thường xuyên đổi điện thoại di động và sưu tầm… sim điện thoại. Bởi vậy mới có một lời đồn đại về Huy Hoàng thế này: Số là có lần, một phóng viên quen thân với trung vệ này tiết lộ trong bài viết rằng, Huy Hoàng có khoảng… 7 sim điện thoại để thay đổi, tránh bị làm phiền. Ấy thế nhưng, sau khi bài báo lên khuôn, Huy Hoàng liền gọi điện đến “trách móc”: “Anh đưa nhầm, em có… 15 sim tất cả”.

Chẳng biết chuyện sim số thế nào, nhưng cái thú sở hữu ĐTDĐ xịn, thời trang thì Huy Hoàng thuộc dạng “số má” trong giới cầu thủ Việt Nam. Trung vệ xứ Nghệ này đang sở hữu một chiếc Mobiado giá trị khoảng 2.200 USD/chiếc.

Tuy vậy, sau khi báo chí bắn tin về chiếc Mobiado của Huy Hoàng, lập tức chân sút số 1 của bóng đá Việt Nam lên tiếng… “cự nự”. Bởi lẽ, so về đẳng cấp thì chiếc Mobiado của Huy Hoàng thì là muỗi so với con Vertu Constellation của Công Vinh. Đơn giản thôi, giá của chiếc ĐTDĐ Vertu Constellation của Công Vinh được bày bán trên thị trường lúc này “có” 3.600 USD.

Quả thật, chỉ cần nhìn vào những món “đồ chơi” đơn giản của các cầu thủ Việt Nam lúc này mới thấy họ… giàu và sành điệu đến mức độ nào. Điều này cũng chẳng có gì ngạc nhiên, bởi việc kiếm tiền đối với một số cầu thủ ngôi sao bây giờ cũng dễ như “phẩy tay”.

Ví như Huy Hoàng, dù TCDK.SLNA quyết tung ra mọi chiêu để giữ chân trung vệ này thêm 2 năm, nhưng đội bóng xứ Nghệ cũng phải bỏ ra 1,2 tỷ đồng “lót tay” cho Huy Hoàng. Đó chưa kể mức lương 30 triệu đồng/ tháng.

Trong khi đó, dù Công Vinh chưa hết hợp đồng với TCDK.SLNA và cũng không được hưởng lương cao ngất như Huy Hoàng, Dương Hồng Sơn… lúc này, nhưng những khoản lương thưởng trong màu áo ĐTQG, Olympic Việt Nam hay TCDK.SLNA cũng đủ giúp tiền đạo này sống… xông xênh.

Người ta dự đoán, một khi Công Vinh hết hạn hợp đồng với TCDK.SLNA vào mùa bóng năm sau, có thể mức “lót tay” cho tiền đạo này không cao đến mức 1 triệu USD như cái giá của TCDK.SLNA “hét” khi được Xi măng Hải Phòng dạm hỏi chuyển nhượng nhưng nó cũng phải bằng… phân nửa số tiền ấy.

Cầu thủ Việt Nam bây giờ không giàu và sành điệu mới lạ!

(Theo 24h.com)

Giàu vậy mà vẫn có kẻ tính chuyện bán độ. Bó tay.com



Giữa dòng xoay cuộc đời như thác lũ
Mới biết mình đã mất tuổi thần tiên
Có thể năm, mười năm về thăm trường gặp lại chẳng nhớ hết tên
Ly chè ngọt ngày xưa giờ có thêm vị đắng
Nước biển mặn ngàn năm vẫn mặn
Kỷ niệm in sâu chôn hết sao đành?
Go to the top of the page
 
+Quote Post

Reply to this topicStart new topic
> 1 Người đang đọc chủ đề này (1 Khách và 0 Người Ẩn Danh)
0 Thành Viên:

 

.::Phiên bản rút gọn::. Thời gian bây giờ là: 2nd May 2024 - 05:04 AMSpring Style